09CS - University Of Science
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.




 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 

Similar topics

+
Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Clock110Thu May 05, 2011 7:23 am

Abyssal_Blue_Ocean
Nhân viên quét dọn forum

WebMasters

Abyssal_Blue_Ocean

WebMasters

Nam
Tâm trạng : Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Busy
Thú cưng : Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Thgrou11
Tổng số bài gửi 597
Coins 52915
Cám ơn : 126
Ngày tham gia : 02/03/2010
Tuổi : 32
Đến từ Notthingness
Nghề nghiệp/Sở thích 0918090-09CSH
Status : Nhân viên quét dọn forum

Bài gửiTiêu đề: Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam

 
Vừa rồi Quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, nhân dịp này, ABO có sưu tầm được một số bài viết giới thiệu về những di sản này, post lên để chúng ta cùng hiểu rõ hơn về những tài sản vô giá của dân tộc ta:
1. Quần thể Di tích Cố đô Huế (Di sản văn hóa thế giới - 1993)
Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam 1146871860_ssss
Là thủ đô cũ của Việt Nam độc lập từ năm 1802 nên Huế không chỉ là một trung tâm chính trị mà còn là một trung tâm văn hoá, tôn giáo của triều đại nhà Nguyễn cho đến 1945. Dòng sông Hương uốn quanh qua Kinh thành, qua Hoàng thành, qua Tử cấm thành và qua Đại nội, càng làm tăng thêm vẻ đẹp tự nhiên của một kinh đô phong kiến độc đáo này.
Huế ở trong vùng đất hẹp, ít được thiên nhiên ưu đãi. Nắng mưa khắc nghiệt, chiến tranh liên miên. Trong quá trình hình thành, ngoài cư dân bản địa xứ Huế còn có cư dân tiền trú từ Bắc vào, từ Nam ra và cư dân miền biển lên và cả từ trên miền cao xuống.
Huế là nơi tiếp giáp giữa hai vùng khí hậu Nam- Bắc. Trong các khu vườn của xứ Huế đều có hoa trái của hai miền Nam - Bắc. Chất ca nhạc Huế bắt nguồn từ phía Bắc có mang sắc thái Chàm phương Nam. Cho nên màu sắc xa xưa của Huế còn lại là sự tích hợp, tiếp thu, kế thừa và phát triển của cả hai miền.

Từ thế kỷ XVI, do biến động lịch sử của dân tộc, nên nhiều cộng đồng người Việt, người Chăm và các dân tộc khác khác đã diễn ra một làn sóng di dân triền miên mà tiêu biểu là cuộc "Nam tiến" lớn nhất do chúa Nguyễn Hoàng vào lập trấn thủ trên đất Thuận Hoá, từ đất ái Tử Quảng Trị trở vào từ năm 1558.

Trong gần 400 năm (1558-1945), Huế đã từng là thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở xứ Đàng Trong (bắt đầu từ lộ Thuận Hoá), được thiết lập dưới thời Vương triều Trần (1366). Là kinh đô của triều đại Tây sơn, rồi đến kinh quốc của quốc gia thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn. Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ trong lòng những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Suốt mấy thế kỷ qua, bao nhiêu tinh hoa của cả nước được chắt lọc hội tụ về đây hun đúc cho một nền văn hoá đậm đà bản sắc để hoàn chỉnh thành một bức cảnh thiên nhiên tuyệt vời với sông núi hữu tình thơ mộng. Bởi vậy, nói đến Huế, người ta nghĩ ngay đến nhữnh thành quách, cung điện vàng son, những đền đài miếu vũ lộng lẫy, những lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam cổ tự trầm tư u tịch, những thắng tích do thiên nhiên khéo tạo.

Trên nền tảng vật chất và tinh thần đã được hình thành ở Huế từ đầu thế kỷ XIV (khi Vua Chăm là Chế Mân dâng hai châu Ô, Rí cho nhà Trần để làm lễ sính cưới công chúa Huyền Trân), các chúa Nguyễn (thế kỷ XVI-XVIII), triều đại Tây Sơn (cuối thế kỷ XVIII) và 13 đời vua Nguyễn (1802-1945) đã tiếp tục phát huy và gây dựng ở vùng Huế một tài sản văn hoá vô giá. Tiêu biểu nhất là Quần thể di tích của Cố đô đã được sánh ngang hàng với các kỳ quan hàng ngàn năm của nhân loại trong danh mục Di sản Văn hoá Thế giới của UNESCO.

Nằm giữa lòng thành phố Huế, bên bờ Bắc của sông Hương chảy xuyên qua từ Tây sang Đông, hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nhà Nguyễn vẫn sừng sững trước bao biến động của lịch sử và thách thức của thời gian. Quần thể di tích bao gồm: , , Huế, ba toà thành lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hoà nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ tú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phần của Kinh thành Huế- đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh… Nhìn từ phía ngược lại, những công trình kiến trúc ở đây như hoà lẫn vào thiên nhiên tạo nên những tiết tấu kỳ diệu khiến người ta quên mất bàn tay con người đã tác động lên nó.

được giới hạn bởi một vòng tường thành gần vuông với mỗi chiều xấp xỉ 600m với 4 cổng ra vào mà độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô: Ngọ Môn, chính là khu vực hành chính tối cáo của triều đình Nguyễn. Bên trong Hoàng thành, hơi dịch về phía sau là Tử cấm thành- nơi ăn ở sinh hoạt của Hoàng gia.

Xuyên suốt cả ba toà thành, khi thì lát đá cụ thể, khi thì mang tính ước lệ, con đường Thần Đạo chạy từ bờ sông Hương mang trên mình những công trình kiến trúc quan trọng nhất của Kinh thành Huế: Nghinh Lương Đình, Phu Văn Lâu, Kỳ Đài, Ngọ Môn, điện Thái Hoà, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái, lầu Kiến Trung…Hai bên đường Thần đạo này là hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ bố trí cân đối đều đặn, đan xen cây cỏ, chập chờn khi ẩn khi hiện giữa những sắc màu thiên nhiên, luôn tạo cho con người một cảm giác nhẹ nhàng.

Xa xa về phía Tây Kinh thành, nằm hai bên bờ sông Hương, lăng tẩm của các vua Nguyễn được xem là những thành tựu của nền kiến trúc cảnh vật hoá. Lăng vua, đôi khi lại là một cõi thiên đường tạo ra cho chủ nhân hưởng thú tiêu dao lúc còn sống, rồi sau đó mới trở thành cõi vĩnh hằng khi bước vào thế giới bên kia. Hàm nghĩa như vậy nên kiến trúc lăng tẩm ở đây mang một phong thái hoàn toàn riêng biệt ở Việt Nam.

Mỗi lăng vua Nguyễn đều phản ảnh cuộc đời và tính cách của vị chủ nhân đang yên nghỉ: lăng Gia Long mộc mạc nhưng hoành tráng giữa núi rừng trùng điệp khiến người xem cảm nhận được hùng khí của một chiến tướng từng trải trăm trận; lăng Minh Mạng uy nghi bình chỉnh đăng đối giữa núi rừng hồ ao, được tôn tạo khéo léo, hẳn có thể thấy được hùng tâm đại chí của một chính trị gia có tài và tính cách trang nghiêm của một nhà thơ quy củ; lăng Thiệu Trị thâm nghiêm, vừa thâm trầm giữa chốn đồng không quạnh quẽ, cũng phần nào thể hiện tâm sự của một nhà thơ siêu việt trên văn đàn song không nối được chí tiền nhân trong chính sự; lăng Tự Đức thơ mộng trữ tình được tạo nên chủ yếu bằng sự tinh tế của con người, phong cảnh nơi đây gợi cho du khách hình ảnh của một tao nhân mang nặng nỗi niềm trắc ẩn bở tâm huyết của một nhà vua không thực hiện được qua tính cách yếu ớt của một nhà thơ…

Bên cạnh thành quách, cung điện, lăng tẩm nguy nga trág lệ, Huế còn lưu giữ trong lòng bao nhiêu công trình kiến trúc độc đáo gắn liền với thể chế của hoàng quyền mà cách phối trí của các khoảng không gian đã tiến đến đỉnh cao của sự hài hoà trong bố cục. Song song với Kinh thành vững chãi bảo vệ bốn mặt, Trấn Bình Thành án ngữ đường sông, Trấn Hải Thành trấn giữ mặt biển, Hải Vân Quan phòng ngự đường bộ phía Nam, cả một hệ thống thành luỹ của Kinh đô song không mấy ai để ý đến tính quân sự của nó vì nghệ thuạat kiến trúc đạt đến đỉnh cao. Đan xen giữa các khu vực kiến trúc cảnh vật hoá độc đáo ấy, chúng ta còn có đàn Nam Giao - nơi vua tế trời; đàn Xã Tắc - nơi thờ thần đất, thần lúa; Hổ Quyền - đấu trường duy nhất dành cho voi và hổ; Văn Miếu- nơi thờ Khổng Tử và dựng bia khắc tên Tiến sĩ văn thời Nguyễn; Võ Miếu- nơi thờ các danh tướng cổ đại và dựng bia khắc tên tiến sĩ võ; điện Hòn Chén - nơi thờ Thánh mẫu Thiên Y A Na… và còn qua nhiều những thắng tích liên quan đến triều Nguyễn hoà điệu trong các thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng như sông Hương, núi Ngự, Vọng Cảnh, Thiên Thai, Thiên An, Cửa Thuận… thực sự là những bức tranh non nước tuyệt mỹ.
Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Hue10
Huế từng hiện hữu những khu vườn ngự danh tiếng như Ngự Viên, Thư Quang, Thường Mởu, Trường Ninh, Thiệu Phương…Chính phong cách kiến trúc vườn ở đây cũng lan toả khắp nơi trong dân gian, phối hợp với những nhân tố sẵn có, dần đần định hình một kiểu thức nhà vườn đặc thù của xứ Huế. Đây là thành phố của những khu nhà vườn với những ngôi nhà cổ thâm nghiêm ẩn hiện giữa xóm phường bình yên trong lòng Cố đô. Mỗi một khu nhà vườn lại mang bóng dáng của Kinh thành Huế thu nhỏ, cũng có bình phong thay núi Ngự, bể nước thế dòng Hương, đôi tảng đá cụm thay cho cồn Dã Viên, Bộc Thanh…đủ các yếu tố tiền án, hậu chẩm, tả long, hữu hổ…lại bốn mùa hoá trái, ríu rít chim ca, không gian ấy còn là thế giới của những thi nhân mặc khách đối ẩm ngâm vịnh, là nơi diễn xướng những điệu ca Huế não nùng như Nam Bình, Nam Ai…trong những đêm gió mát trăng thanh.

Gần một thế kỷ rưỡi là Kinh đô của một triều đại phong kiến với thiết chế chính trị dựa trên nền tảng Nho giáo, từng là thủ phủ của Phật giáo một thời, bên cạnh những kiến trúc cung đình lộng lẫy vàng son, Huế còn lưu giữ hàng trăm ngôi chùa thâm nghiêm cổ kính, an lạc giữa những núi rừng hoang vu u tịch. Ông Amadou Mahtar M’bow- Nguyên Tổng giám đốc UNESCO, đã thật tinh tế khi đưa ra một nhận xét trong lời kêu gọi cho cuộc vận động bảo vệ, giữ gìn, tu sửa và tôn tạo Di sản văn hoá Huế: “Nhưng Huế không phải chỉ là một mẫu mực về kiến trúc mà còn là một cao điểm về tinh thần và một trung tâm văn hoá sôi động - ở đó đạo Phật và đạo Khổng đã thấm sâu, hoà nhuyễn vào truyền thống địa phương, nuôi dương một tư tưởng tôn giáo, triết học và đạo lý hết sức độc đáo”.

Gắn với một triều đại phong kiến tuân thủ những quy tắc rạch ròi của triết lý Khổng Mạnh, lễ hội và âm nhạc ở vùng kinh sư này đã phát triển vô cùng phong phú và mang đậm phong cách dân tộc. Triều đình thì có lễ Tế Giao, Tế Xã Tắc, lễ Nguyên Đán, lễ Đoan Dương, lễ Vạn Thọ, lễ Đại triều, lễ Thương triều, lễ Ban Sóc, lễ Truyền Lô, lễ Duyệt Binh… Mỗi một lễ hội đều có những bước nghi thức mà phần hồn của nó chính là âm nhạc lễ nghi cung. Dân gian cũng đa dạng các loại hình lễ hội: lễ hội điện Hòn Chén, lễ hội Hòn Ngư, lễ hội vật Sình, lễ hội đua ghe, lễ hội tế đình, tế chùa, tế miếu… gắn kết với các loại hình lễ hội lại là những hình thức âm nhạc lễ nghi dân gian muôn màu muôn vẻ. Cùng tồn tại với dòng âm nhạc mang tính lễ nghi, loại hình âm nhạc mang tính giải trí tiêu khiển của xứ Huế cũng được thế giới biết đến như một điển hình mang đậm bản sắc riêng của một vùng văn hoá, mộc mạc thuần khiết, đặc thù không pha trộn. Đó là những điệu múa Huế, những vở tuồng Huế, những bài ca Huế mà ngày nay đã trở thành những món ăn tinh thần không thể thiếu trong một chuyến đến thăm Cố đô của du khách mọi miền. Huế ngày nay vẫn đang cố gắng bằng mọi khả năng để gạn đục khơi trong, cố giữ gìn những tinh hoa văn hoá cổ truyền của dân tộc, cố bảo tồn những hình thái nghệ thuật được tạo nên bằng trí tuệ tâm huyết của tiền nhân nay đang ở bên bờ lãng quên, cố phục hồi những giá trị tinh thần quí báu của cha ông.

Vừa qua, điều khiến cho người dân Huế vui mừng nhất là Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam dưới sự cố vấn của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước, đã thiết lập hồ sơ đệ trình UNESCO xin công nhận âm nhạc cung đình Huế: Nhã nhạc (triều Nguyễn) là Kiệt tác di sản Văn hoá Phi vật thể và Truyền khẩu của nhân loại. Tuy mọi việc vẫn còn ở phía trước, song động thái đó cung đủ nói nên giá trị vô vàn của âm nhạc truyền thông Huế.
Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam CauTrangTien
Ngày nay, Huế trở thành một thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam. Cứ hai năm một lần, nhân dân thành phố Huế lại đón chào ngày lễ hội trọng đại này trong niềm háo hức. Trong ý nghĩ của nhiều người, Huế trở thành thành phố Festival gần như là một điều tất yếu vì ở Huế còn bảo lưu khá điển hình diện mạo một kinh đô của triều đại phong kiến mà các công trình kiến trúc lại hoà điệu với thiên nhiên tạo nên những tiết tấu độc đáo với những lễ hội, âm nhạc, ẩm thực truyền thống được bảo tồn phong phú đa dạng.

Với một di sản văn hoá vật thể và tinh thần mang ý nghĩa quốc hồn quốc tuý của dân tộc, Huế là một hiện tượng văn hoá đọc đáo của Việt Nam và thế giới. Với một công cuộc bảo tồn lớn lao theo nhưng tiểu chuẩn cao nhất của Di sản thế giới, kho tàng văn hoá Huế sẽ còn nở rộ những đoá hoa nghệ thuật khác nữa. Huế sẽ mãi mãi được giữ gìn - cho Việt Nam và cho thế giới, mãi mãi là niềm tự hào của chúng ta.




Được sửa bởi Abyssal_Blue_Ocean ngày Thu May 05, 2011 8:19 am; sửa lần 1.

Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Clock110Thu May 05, 2011 7:30 am

Abyssal_Blue_Ocean
Nhân viên quét dọn forum

WebMasters

Abyssal_Blue_Ocean

WebMasters

Nam
Tâm trạng : Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Busy
Thú cưng : Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Thgrou11
Tổng số bài gửi 597
Coins 52915
Cám ơn : 126
Ngày tham gia : 02/03/2010
Tuổi : 32
Đến từ Notthingness
Nghề nghiệp/Sở thích 0918090-09CSH
Status : Nhân viên quét dọn forum

Bài gửiTiêu đề: Re: Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam

 
2. Vịnh Hạ Long ( Di sản Thiên nhiên thế giới năm 1994 và Di sản địa chất thế giới năm 2000)
Nằm ở vùng Đông Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 151km về phía Đông Bắc, Vịnh Hạ Long là một phần của vịnh Bắc Bộ bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn. Vịnh Hạ Long tiếp giáp với đảo Cát Bà phía tây nam , phía Đông là biển Đông, phần tiếp giáp với đất liền chạy dài khoảng 120 km bờ biển.
Vịnh Hạ Long bao gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ. Các đảo ở Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở hai khu vực chính phía Đông Nam (thuộc Vịnh Bái Tử Long) và phía Tây Nam (thuộc Vịnh Hạ Long). Khu vực tập trung dày đặc các hòn đảo đá vốn nổi tiếng thế giới về cảnh đẹp hùng vĩ của những hang động tự nhiên và nhân tạo này đã hình thành nên khu trung tâm Vịnh Hạ Long, nơi hai lần được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.

Hạ Long – Vịnh của Rồng bay xuống.
Hạ Long theo nghĩa đen có nghĩa là Rồng bay xuống. Cái tên này gắn liền với một truyền thuyết đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Truyền thuyết kể lại rằng ngay từ những ngày đầu lập nước, người Việt đã bị giặc ngoại xâm tấn công theo đường biển. Biết trước được điều này Ngọc Hoàng đã sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Khi thuyền giặc chuẩn bị ồ ạt tiến vào bờ cũng là lúc đàn Rồng từ trời cao bay xuống. Đàn Rồng lập tức phun ra vô số châu ngọc và thoắt biến thành muôn ngàn đảo đá ngọc bích trên biển. Những hòn đảo liên kết với nhau tạo nên bức tường thành vững chắc làm đoàn thuyền giặc đang lao nhanh, bị chặn đột ngột, đâm vào các đảo đá và đâm vào nhau vỡ tan tành.
Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Halong_2
Sau khi giặc ngoại xâm bị đánh đuổi ra khỏi bờ cõi, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời nữa vì họ đã say mê vẻ đẹp của nước và biển nơi hạ giới. Họ quyết định ở lại chính nơi mà trận chiến đã diễn ra. Vị trí mà Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long và nơi mà Rồng con đáp xuống, cúi đầu chào mẹ của mình chính là Bái Tử Long. Nơi những chiếc đuôi quẫy mạnh được gọi là Bạch Long Vĩ, ngày nay được mọi người biết đến bởi cái tên Bán đảo Trà Cổ với bãi cát mịn màng trải dài hơn chục cây số đường bờ biển

Hệ thống các hòn đảo và hang động
Vịnh Hạ Long có rất nhiều đảo với rất nhiều độ cao khác nhau, sắp xếp theo hình zic zắc, giống như hình ảnh một con rồng quẫy đuôi trong nước. Đây là một vịnh khuất có tổng diện tích 1500km2 với hàng nghìn các nhóm đảo hình thành tự nhiên (chủ yếu là đá vôi). Nhiều đảo được đặt theo tên của những hình dáng mà chúng mô phỏng như Đảo Cóc, Đảo Voi, Đảo Gà chọi, Đảo Rùa hay Đảo Mái – điều này đã khơi gợi trí tưởng tượng của các du khách. Hai đảo lớn hơn Tuần Châu và Cát Bà là nơi cư dân sinh sống quanh năm. Cả hai đảo này đều có điều kiện thuận lợi phát triển du lịch bao gồm các khách sạn và bãi biển. Trên những hòn đảo nhỏ hơn cũng có rất nhiều bãi biển đẹp.
Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Halong_3
Vịnh Hạ Long là một khu vực đá vôi với rất nhiều hang động tuyệt đẹp như hang Đầu Gỗ, hang Bồ Nâu, hang Trống, hang Trinh Nữ và hang Sửng Sốt. Mỗi hang động đều gắn liền với một truyền thuyết riêng hết sức thú vị của nó.

Đa dạng sinh học
Vịnh Hạ Long có hai hệ sinh thái: hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và hệ sinh thái biển và ven bờ.
Vịnh sở hữu rất nhiều loại hải sản có giá trị như cá và tôm đủ loại. Trên các đảo còn có nhiều chim chóc và động vật, chủ yếu là các loại gà của địa phương, chim xanh, khỉ, gà tre, linh dương và kỳ đà kỳ nhông. Ngọc trai và san hô cũng có thể được tìm thấy ở một số đảo.
Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Halong_4
Hạ Long là một điểm du lịch hấp dẫn vì cảnh quan nơi đây thật đẹp và hữu tình. Phong cảnh Hạ Long không bao giờ bị tẻ nhạt, mỗi một mùa lại mang đến cho Hạ Long một sắc thái riêng đầy ấn tượng



Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Clock110Thu May 05, 2011 7:35 am

Abyssal_Blue_Ocean
Nhân viên quét dọn forum

WebMasters

Abyssal_Blue_Ocean

WebMasters

Nam
Tâm trạng : Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Busy
Thú cưng : Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Thgrou11
Tổng số bài gửi 597
Coins 52915
Cám ơn : 126
Ngày tham gia : 02/03/2010
Tuổi : 32
Đến từ Notthingness
Nghề nghiệp/Sở thích 0918090-09CSH
Status : Nhân viên quét dọn forum

Bài gửiTiêu đề: Re: Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam

 
3. Khu di tích Mĩ Sơn (Di sản văn hóa thế giới - 12/1999)
Khu di tích Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duyên Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Hội An 45 km về phía Tây, cách thành phố Đà Nẵng 70 km về phía Đông. Đây là cụm đền tháp Chăm đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới vào tháng 12/1999

Lịch sử hình thành
Theo nội dung văn bia Mỹ Sơn tạo dựng vào cuối thế kỷ 4 đầu thế kỷ 5, trước khi vùng đất này được dâng lên thần linh vĩnh viễn, đây là nơi tu luyện của các đạo sĩ, những người chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo, nơi đây đã có nhiều đền tháp được xây dựng bằng vật liệu nhẹ như gỗ tre, nguyên liệu có sẵn tại địa phương. Sau đó, vua Bhadresvara đã xây dựng một ngôi đền bằng gỗ để dâng cúng vua thần Siva- Bhadresvara.
Hơn hai thế kỷ sau đó, ngôi đền này đã bị thiêu huỷ trong một trận hỏa hoạn lớn. Vào đầu thế kỷ thứ 7, vua Sambhuvarman đã xây dựng lại ngôi đền bằng những vật liệu bền vững hơn, còn tồn tại đến ngày nay. Các triều vua sau đó đều tu sửa các đền tháp cũ và xây dựng đền tháp mới để dâng lên các vị thần của họ.

Lịch sử khám phá
Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Imgdoc131186278_0.jpg&ed=0&ver=1
Mỹ Sơn luôn tấp nập du khách - Ảnh: Hoàng Chí Hùng - Bùi Ngọc Tuấn
Khu di tích Mỹ Sơn được khám phá lần đầu tiên vào năm 1898, bởi một học giả người Pháp tên là M.C Paris. Tiếp đó, vào những năm đầu thế kỷ 20, 2 nhà nghiên cứu của Viễn thông Pháp là L.Finot và L.de Lajonquière và nhà kiến trúc sư kiêm khảo cổ học H. Parmentier đã đến Mỹ Sơn để nghiên cứu văn bia và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Chăm. Cho đến những năm 1903-1904 những tài liệu cơ bản nhất về bi ký và nghệ thuật kiến trúc Mỹ Sơn đã được L.Finot chính thức công bố.
Năm 2002, tiến hành khai quật tháp F1. Kết quả cho thấy: Mặt bằng phần đế tháp có bình đồ hình chữ nhật, phần thân tháp có mặt bằng hình vuông. Chất liệu và kỹ thuật xây dựng cùng mỹ thuật trang trí có sự chênh nhau của thời đại dựng xây. Đặc biệt, trong lòng tường thân tháp phát hiện một viên gạch sử dụng lại có hoa văn trang trí, cho thấy việc xây dựng có dùng lại những thành phần chất liệu đá của các công trình trước đó đã bị sụp đổ.
Năm 2005, một cuộc khai quật khảo cổ học trong lòng đất Mỹ Sơn được tiến hành trước nhóm tháp D, nhóm tháp trung tâm của khu di tích này. Dưới lòng đất từ độ sâu 0,9 đến 1,1m so với mặt bằng hiện tại và 2,3m so với mặt bằng lòng kiến trúc cho thấy ở đây có một lớp kiến trúc có niên đại sớm hơn, đã từng được dựng xây trước đó. Lớp kiến trúc này có các bộ phận trang trí còn nguyên khối được khắc tạc đẹp, có tính nghệ thuật cao, những ngói mũi lá dài nhọn; đầu ngói ống trang trí hoa văn như kiến trúc được biết đến qua các cuộc khai quật Trà Kiệu - kinh đô Simhapura cổ kính của người Chăm xưa nằm không xa Mỹ Sơn. Kết quả khai quật này cho thấy có một lớp kiến trúc được xây dựng sớm, sau này do nhiều yếu tố bị sụp đổ mà các công trình kiến trúc hiện còn xây đè lên trên cùng một địa điểm.

Hành trình trở thành Di sản thế giới
Ngày 29-4-1979, Bộ Văn hoá - Thông tin (Nay là Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch) đã ra quyết định số 54/VH-QĐ, công nhận Mỹ Sơn là "Di tích kiến trúc nghệ thuật".
Năm 1980, thực hiện chương trình Hợp tác văn hóa Việt Nam - Ba Lan - Tiểu ban Phục hồi di tích Chăm Pa do cố kiến trúc sư Ba Lan Kazimierz Kwiatkowski (Kazik) phụ trách đã đến Mỹ Sơn xúc tiến công việc phát quang, dọn dẹp toàn bộ khu di tích, gia cố, phục hồi từng phần các tháp thuộc nhóm B,C,D; khai quật tháp A1, gia cố các phần còn lại của nhóm A, tiếp tục phát hiện được nhiều tác phẩm điêu khắc có giá trị và tổ chức trưng bày ngay tại Mỹ Sơn.
Năm 1997, Chính phủ Việt Nam tiến hành lập hồ sơ gửi tới Trung tâm Di sản Thế giới tại Paris, để xin được công nhận Khu di tích Mỹ Sơn là Di sản văn hoá thế giới.
Cuối năm 1998, một cuộc Hội thảo Khoa học kỷ niệm 100 năm phát hiện, nghiên cứu, bảo tồn Mỹ Sơn được tổ chức trọng thể tại đô thị cổ Hội An, hàng chục nhà khoa học, nhà nghiên cứu cùng với hàng trăm du khách trong và ngoài nước đã đến chiêm bái Mỹ Sơn.
Tháng 12/1999, UNESCO đã chính thức công nhận Mỹ Sơn là Di sản văn hoá thế giới.
Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Imgdoc131186278_3.jpg&ed=0&ver=1

Kiến trúc
Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Imgdoc131186278_2.jpg&ed=0&ver=1
Mỹ Sơn là một quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu cho từng giai đoạn lịch sử của vương quốc Chăm Pa. Hầu hết các công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc tại Mỹ Sơn đều chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo. Các đền tháp phần lớn quay về hướng Đông - phương mặt trời mọc, chỗ trú ngụ của thần linh; ngoại trừ một vài tháp quay về hướng Tây hoặc cả hai hướng Đông - Tây, thể hiện tư tưởng hướng về thế giới bên kia của các vị vua sau khi chết được phong thần và để tỏ lòng hoài niệm tổ tiên.
Do thiên tai, chiến tranh, đến nay Mỹ Sơ nchỉ giữ lại được khoảng gần 20 tháp. Tuy nhiên, tất cả tài liệu bia ký, kết quả khảo cổ, dấu tích vật chất còn lưu lại tại Mỹ Sơn và một số bảo tàng trong nước như Bảo tàng Điêu khăc Chăm Pa tai Đà Nẵng, Bảo tàng lịch sử thành phố Hồ Chí Minh ... cũng đủ khiến người ta cảm phục về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và trang trí của người Chăm Pa cổ xưa. Đăc biệt, cho đến nay kỹ thuật kết dính vật liệu không có mạch hồ trong việc xây dựng đền tháp ở Mỹ Sơn vẫn là một bí ẩn luôn kích thích sự tìm tòi, nghiên cứu và đam mê khám phá của các nhà khoa học.

Du khách nước ngoài chụp ảnh lưu niệm - Ảnh: Hoàng Chí Hùng - Bùi Ngọc Tuấn
Qua hàng chục năm nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những bằng chứng thuyết phục. Những kiến trúc ở Mỹ Sơn được xây dựng bằng gạch đã nung sẵn, vật liệu này được chế tác ngay tại địa phương. Phân tích hoá chất trên bề mặt kết dính các viên gạch cho thấy các viên gạch được gắn kết bằng nhựa thực vật khai thác tại rừng núi trong vùng. Đó là nhựa cây dầu rái (tên khoa học Dipterocarpus Alatus), là chất nhớt dạng nước có màu vàng nhạt trong suốt, độ kết dính cao, không thấm nước. Khi sử dụng bôi trên bề mặt, các viên gạch gắn kết với nhau vững chắc.
Để xây tháp, các viên gạch được mài bề mặt khá phẳng gắn với nhau bằng nhựa cây dầu rái tạo nên khối chập liền khít liên kết ổn định vững chắc. Khi xây, dựa vào mặt bằng, bình đồ khối tạo tác nên hình dáng, người ta xây mài chập các viên gạch với nhau. Tiếp theo là khắc tạc các hoa văn, hoạ tiết trang trí trên kiến trúc, sau khi hoàn thành lại phủ lên toàn khối một lớp nhựa mỏng làm chất ngăn cách hạn chế sự tác động của môi trường; chính vì thế các kiến trúc ngàn năm tuổi vẫn ngời lên màu gạch đỏ, mặc cho sự can thiệp của tự nhiên.
Nghệ thuật kiến trúc tháp Chăm tại Mỹ Sơn hội tụ được nhiều phong cách; mang tính liên tục từ phong cách cổ thế kỷ VII đến thế kỷ VIII; phong cách Hoà Lai thế kỷ VIII đến thế kỷ thứ IX; phong cách Ðông Dương từ giữa thế kỷ IX; phong cách Mỹ Sơn và chuyển tiếp giữa Mỹ Sơn và Bình Ðịnh; phong cách Bình Ðịnh...
Ngoài các tác phẩm nghệ thuật chất liệu đá, qua khai quật lòng tháp Mỹ Sơn C7 đã tìm thấy một bộ đồ trang sức bằng lim loại quý có giá trị mỹ thuật cao - những vật dâng cúng cho thần. Thông tin từ những trang sử đá cho biết các triều đại Champa thường dâng cúng các hiện vật kim loại có giá trị lên thần linh. Nhưng đến nay, chỉ tìm thấy một bộ đồ trang sức kim loại trên. Khi nghiên cứu thành phần trên các bệ thờ, các nhà nghiên cứu nhận thấy dấu vết kỹ thuật dùng để gắn các hiện vật kim loại quý. Đó là các lỗ mộng hình vuông, mộng tròn có kích thước nhỏ. Việc phát hiện những đồ kim loại liên quan đến các di tích là tín hiệu mở ra một hướng tiếp cận để tìm hiểu khu di tích này một cách toàn diện hơn.

Khai thác và bảo tồn
Kể từ khi trở thành Di sản văn hoá thế giới, khu di tích Mỹ Sơn cũng trở thành một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến tham quan. Tháng 3/2006, Ban quản lý khu di tích còn mở thêm tuyến tham quan vào ban đêm, từ 19h - 22h, ngoài chương trình tham quan đền tháp, du khách còn được thưởng thức nhạc Chăm do đoàn nghệ thuật của Ban quản lý du di tích biểu diễn.
Năm 2007, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt dự án “Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Mỹ Sơn”, với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 282 tỷ đồng. Dự án nhằm ngăn chặn quá trình hủy hoại các đền tháp Chăm Pa Mỹ Sơn, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên; định hướng bảo tồn khu di tích Mỹ Sơn trong tổng quan các di sản - di tích quốc gia nhằm phát huy các giá trị của Mỹ Sơn trong khai thác tiềm năng du lịch - văn hóa và phát triển bền vững và tổ chức rà phá bom mìn trong khu vực.
Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Imgdoc131186278_4.jpg&ed=0&ver=1




Được sửa bởi Abyssal_Blue_Ocean ngày Thu May 05, 2011 8:20 am; sửa lần 1.

Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Clock110Thu May 05, 2011 7:44 am

Abyssal_Blue_Ocean
Nhân viên quét dọn forum

WebMasters

Abyssal_Blue_Ocean

WebMasters

Nam
Tâm trạng : Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Busy
Thú cưng : Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Thgrou11
Tổng số bài gửi 597
Coins 52915
Cám ơn : 126
Ngày tham gia : 02/03/2010
Tuổi : 32
Đến từ Notthingness
Nghề nghiệp/Sở thích 0918090-09CSH
Status : Nhân viên quét dọn forum

Bài gửiTiêu đề: Re: Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam

 
4. Phố cổ Hội An (Di sản văn hóa thế giới - 1999)
Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Hoi-an-old-townjpg-590x442
Hội An là một thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam có nhiều khu phố cổ được xây từ thế kỷ 16 và vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn đến nay. Trong các tài liệu cổ của phương Tây, Hội An được gọi Faifo. Phố cổ Hội An được công nhận là một di sản thế giới UNESCO từ năm 1999. Hiện nay chính quyền sở tại đang tích cực khôi phục các di tích, đồng thời phát triển thành một thành phố du lịch. Hội An đã đươc công nhận là đô thị loại III và đã được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam.
Địa lý
Hội An trở thành thành phố vào năm 2008 trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thành phố Hội An, với 6.146,88 ha, 121.716 nhân khẩu.
Khi thành lập thành phố, Hội An có 13 đơn vị hành chính, gồm 9 phường: Minh An, Sơn Phong, Cẩm Nam, Cẩm Phô, Thanh Hà, Tân An, Cẩm Châu, Cẩm An, Cửa Đại; 4 xã là Cẩm Hà, Cẩm Thanh, Cẩm Kim và xã đảo Tân Hiệp – Cù lao Chàm.
Địa giới hành chính của thành phố Hội An: phía Đông giáp biển Đông, tây giáp huyện Điện Bàn và huyện Duy Xuyên, nam giáp huyện Duy Xuyên, bắc giáp huyện Điện Bàn.
Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Pho%20co%20Hoi%20An%203
Lịch sử
Trước thế kỷ thứ 2
Kết quả nhiều cuộc thăm dò, quan sát các di tích mộ táng: Bãi Ông; Hậu Xá I,II; An Bàng; Xuân Lâm và các di chỉ cư trú : Hậu Xá I; Đồng Nà; Cẩm Phô I; Trảng Sỏi; Lăng Bà; Thanh Chiêm đã cung cấp nhiều thông tin quý về thời Tiền sử và thời văn hoá Sa Huỳnh muộn. Ngoài di tích Bãi Ông có niên đại hơn 3000 năm, thuộc thời Tiền sử (Tiền Sa Huỳnh), các di tích còn lại đều trên dưới 2000 năm, tức là vào giai đoạn hậu kỳ Sa Huỳnh.
Những bộ sưu tập hiện vật quý được thu thập từ các di tích khảo cổ là các loại thuộc về công cụ sinh hoạt, lao động sản xuất, chiến đấu, trang sức, tín ngưỡng… bằng các chất liệu gốm, đồng, sắt, đá, thuỷ tinh. Đặc biệt còn có cả những tiền đồng Trung Quốc: Ngũ Thù; Vương Mãng cùng với các đồ trang sức mã não, thuỷ tinh có gốc gác từ Nam Ấn Độ, Sri Lanka, Trung Đông, chứng tỏ cách đây 2000 năm, dân cư ở đây đã có nghề trồng lúa nước, khai thác thuỷ sản và làm các nghề thủ công. Đồng thời cũng thể hiện rõ mối quan hệ giao lưu văn hoá trong nước cùng các hoạt động buôn bán với nước ngoài, lập nên một Cảng-Thị sơ khai, là nền móng cho các Cảng-Thị sau này.
Thế kỉ thứ 2 – Thế kỉ 15
Hai con mắt trên trong chùa Cầu (Lai Viễn Kiều). Rất nhiều nhà cổ ở Hội An có hai con mắt trên cửa như trong hình
Kế tiếp dân cư Sa Huỳnh cổ là dân cư Champa với nền văn hoá rực rỡ, mở đầu thời kì vàng son cho một Cảng-Thị hưng thịnh. Những cái tên Chiêm Bất Lao (Cù Lao Chàm), Đại Chiêm Hải Khẩu (Cửa Đại), Cachiam cùng với những tượng đá, giếng gạch và dấu vết nền tháp, đặc biệt trong các di chỉ khảo cổ học với các hiện vật gốm sứ Champa, Ả Rập, Trung Quốc; các đồ trang sức từ Trung Đông, Ấn Độ và nhiều tài liêu, thư tịch cổ Trung Quốc, Ả Rập, Ấn Độ, Ba Tư xác nhận vùng Cửa Đại xưa kia là hải cảng chính của nước Champa. Vùng Lâm Ấp phố là nơi các chiến thuyền ngoại quốc thường ghé lấy nước ngọt từ những giếng Champa rất ngon và trong; trao đổi sản vật như trầm hương, quế, ngọc ngà, thuỷ tinh, tơ lụa, đồi mồi, xà cừ.
Thế kỉ 15 – Thế kỉ 19
Tiếp nối thời Champa, khoảng cuối thế kỉ 15, Hội An đã có dân cư Đại Việt tới sinh sống. Trong buổi đầu cùng với việc khai hoang, lập làng, người Việt còn sáng tạo ra một số ngành nghề phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội nơi đây. Từ cuối thế kỉ 16 – thế kỉ 17, có thêm nhiều người Hoa và người Nhật đến định cư, giúp thương nghiệp Hội An phát triển. Kết hợp với vị trí địa lý phù hợp, Hội An nhanh chóng trở thành một thương cảng phồn thịnh trong nhiều thế kỉ.
Đến giữa thế kỉ 19, nền kinh tế Hội An nhanh chóng suy thoái do nhiều nguy nhân bất lợi: sự bồi cạn, sông chuyển dòng, chính sách kinh tế hạn chế của triều đình phong kiến. Ngay gần đó, thương cảng Đà Nẵng hiện đại do người Pháp lập nên đã lấn át hết vai trò của Hội An.
1858 đến nay
Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam 034ee39403c34baab5f929207f6c3c9a
Trong suốt 117 năm kháng chiến, nhân dân Hội An đã kiên cường chiến đấu cho độc lập và thống nhất của Việt Nam; tiêu biểu là phong trào Nghĩa Hội của Nguyễn Duy Hiệu lãnh đạo. Sau đó, có nhiều cuộc nổi dậy, phong trào như Duy Tân, phong trào chống thuế, Đông Du.
Ngày 22 tháng 8 năm 1998 Hội An được nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
Ngày 4 tháng 12 năm1999 taị kì họp thứ 23 tổ chức tại Marrakesh (Maroc), Uỷ ban Di Sản thế giới của UNESCO đã công nhận Hội An là di sản văn hoà thế giới.




Được sửa bởi Abyssal_Blue_Ocean ngày Thu May 05, 2011 8:21 am; sửa lần 1.

Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Clock110Thu May 05, 2011 7:48 am

Abyssal_Blue_Ocean
Nhân viên quét dọn forum

WebMasters

Abyssal_Blue_Ocean

WebMasters

Nam
Tâm trạng : Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Busy
Thú cưng : Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Thgrou11
Tổng số bài gửi 597
Coins 52915
Cám ơn : 126
Ngày tham gia : 02/03/2010
Tuổi : 32
Đến từ Notthingness
Nghề nghiệp/Sở thích 0918090-09CSH
Status : Nhân viên quét dọn forum

Bài gửiTiêu đề: Re: Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam

 
5. Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng (Di sản thiên nhiên thế giới - 2003)
Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Admin_2008616164821
Động Phong Nha là danh thắng tiêu biểu nhất của hệ thống hang động thuộc quần thể danh thắng Phong Nha-Kẻ Bàng. Danh thắng Phong Nha-Kẻ Bàng là một hệ thống các danh thắng, bao gồm hệ thống hang động, mà tiêu biểu là động Phong Nha; khu bảo tồn rừng nguyên sinh và quần thể di tích lịch sử-văn hóa, trong đó nổi bật nhất là di tích hệ thống đường Hồ Chí Minh.
Tháng 7-2003, Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (thuộc địa phận xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) được UNESCO công nhận là Di sản thiên
nhiên của thế giới.
Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Editor5_200911683955
Từ thị xã Đồng Hới (tỉnh lỵ tỉnh Quảng Bình), theo quốc lộ 1A ra ngã ba Hoàn Lão (huyện lỵ huyện Bố Trạch), xe chúng tôi rẽ theo tỉnh lộ 2 và tiếp quốc lộ 15 đi chừng 30 km thì gặp một vùng đồi núi nhấp nhô xen lẫn những vạt ruộng nhỏ đất đai không lấy gì làm màu mỡ; ngước mắt lên là đụng phải đỉnh núi sừng sững, trên đó người ta dựng dòng chữ rất nổi bật:“Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng”. Bây giờ nói đến Quảng Bình là trước tiên người ta nói tới Phong Nha-Kẻ Bàng và tìm cách đến đây cho bằng được.

THEO DÒNG SÔNG SON
Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Images?q=tbn:ANd9GcS82NZJbrPzj3yosKSCZdNRBvNfNVdt9TvXYpQtiyM8Jj7bXqQI
Tại Trung tâm đón tiếp khách du lịch của di tích Phong Nha-Kẻ Bàng, chúng tôi xuống thuyền máy đi theo sông Son vào động Phong Nha. Sông Son rộng chừng 35-40 mét, nước xanh ngắt, trong thấu đáy, nhìn rõ cả những đàn cá đang bơi. Nước thì xanh như màu xanh đồng, nhưng lại gọi là sông Son vì vào mùa mưa, nước mưa bào mòn đất đá ở các triền núi đổ xuống làm nước sông đỏ như màu gạch son. Nhưng có một câu chuyện ly kỳ khác, có lẽ đã ra đời từ thời khai thiên lập địa, cũng giải thích về tên của dòng sông Son. Chuyện kể ngày xưa, có vị tiên sư đại pháp người Trời thường xuống du ngoạn cảnh hạ giới, thấy yêu mến nơi này bèn ở lại rồi dạy dân cách làm ăn. Một năm kia xảy ra đại hạn, muôn vật khô héo; để cứu dân, vị tiên sư đại pháp lén về Trời khơi trộm nguồn nước từ thiên cung chảy xuống nơi là dòng sông Son bây giờ. Dòng nước tưới mát cỏ cây, cứu sống muôn loài, nhưng vị đại sư bị triệu về Trời chịu hình phạt. Dân làng cảm kích tấm lòng son của vị đại sư nên đặt tên cho sông này là sông Son. Sông Son chảy từ động Phong Nha và nối vào sông Gianh.

Hai bên bờ sông Son là những ngọn núi cũng xanh ngắt. Thuyền máy chở khách du lịch chạy xuôi ngược san sát trên sông. Thi thoảng mới gặp vài cái thuyền nhỏ đánh lưới cá, vớt rong rêu; đôi chỗ thấy cảnh bờ tre ngọn uốn cong mềm mại như cần câu, lũ trẻ con ra tắm sông, nô giỡn trong làn nước tung toé; mẹ con đàn bò dẫn nhau xuống uống nước; mấy cô con gái ra gội đầu, giặt áo, rửa rau, vo gạo… trên những cây cầu tre bắc lài ra mặt sông. Khung cảnh thật thanh bình và dễ làm cho người ta nhớ đến một vùng nông thôn xa ngái nào đó tận trong ký ức… Có lần tôi đi du lịch trên sông Ly ở Quế Lâm, Trung Quốc. Sao tôi thấy khung cảnh trên sông Ly giống sông Son thế, cũng một dòng chảy giữa hai bờ là các dãy núi. Có cái khác là sông Ly thì dài hơn, đi thuyền máy mất cả buổi, núi cũng hiểm trở hơn và thi thoảng dọc bờ sông, nơi thuyền của chúng tôi đi ngang, ngoài những cảnh thật người Trung Quốc còn sắp đặt những cảnh “nhân tạo” để du khách khỏi cảm thấy đơn điệu. Như cảnh người câu cá rồi ngồi mổ cá trên những tảng đá; hay trên chiếc bè bằng tre của một gia đình ngư dân, thấy có một đàn 4-5 chú chim đen tuyền, to cỡ con vịt xiêm, cứ đứng bất động như ngủ, nhưng thi thoảng lại nhanh như cắt lao vút xuống sông, sau đó ngoi lên thuyền cho người chủ tóm lấy cổ và móc từ trong họng chúng ra một con cá vẫn còn nguyên vẹn. Nghe nói người dân vùng này có cách huấn luyện chim để dùng chúng đi săn cá. Rồi cảnh các diễn viên quần chúng ăn mặc quần áo dân tộc, hát dân ca, biểu diễn những điệu múa cũng trên những cái bè neo dọc bờ sông cho khách nhìn ngắm và biết được vài nét về sinh hoạt văn hóa của người dân tộc Choang sống ở đây. Chợt nghĩ nếu trên sông Son của vùng Phong Nha –Kẻ Bàng mà cũng làm mấy cảnh “nhân tạo” như thế thì không biết sẽ ra sao?

Thuyền du lịch trên sông Son đều là thuyền máy, còn khá mới, trang trí đầu rồng và sơn màu khá bắt mắt, nổi bật trên mặt nước sông xanh . Trên thuyền có ghế ngồi chắc chắn, có áo phao cứu sinh cho từng ghế, mỗi thuyền chở được 15 người. Bến thuyền ngăn nắp, có đội quản lý, bán vé, xếp tài; làm ăn có vẻ quy củ. Người lái thuyền cho tôi hay dân Phong Nha bây giờ đổ tiền ra làm nghề dịch vụ du lịch, trong đó có nghề đưa đón khách bằng thuyền máy, đời sống vì thế khấm khá hơn. Có điều là thuyền máy gây tiếng ồn nhiều quá, mùi dầu máy xả ra khét lẹt, khiến cho cái thơ mộng của dòng sông bị tổn hại khá nhiều. Nhưng thuyền máy có ưu thế là chở một lúc được đông người, chạy chỉ mất 30 phút. Nếu đi bằng thuyền chèo tay lóc cóc, thì có thơ mộng đấy, nhưng một ngày chở được bao lăm khách, đi bao giờ mới đến Phong Nha và còn lấy đâu thời gian thăm cả động nước Phong Nha lẫn động khô Tiên Sơn? Thời buổi này cái gì cũng cần phải nhanh, phải nhiều, phải năng suất cao, nên cách cảm xúc cũng phải “đổi mới” khác trước đi vậy! Nghe nói ở ngoài chùa Hương Tích, người ta cũng dùng thuyền máy chở khách qua bến Đục, suối Yến ầm ầm cả rồi …

ĐÚNG LÀ “ĐỆ NHẤT KỲ QUAN”!
Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Dt_23-9-09_1
Thuyền tắt máy, người chèo thuyền dùng sào đưa thuyền lặng lẽ tiến vào trong lòng động Phong Nha. Cửa động hình thang, cao chừng 10 mét, rộng 20-25 mét. Lọt vào trong động, cảm giác oi nồng của mùa hè nơi miền Trung gió Lào lập tức biến mất. Trong lòng động mát như trong căn phòng gắn máy lạnh. Tôi nghĩ, đấy là cảm giác ai cũng nhận thấy giống nhau, chứ còn từ đây vào trong động, một thế giới u linh, kỳ thú … sẽ hiện ra; và chúng huyền ảo đến mức sự cảm nhận của chúng ta có thể không ai giống ai nữa.


Theo tài liệu, Phong Nha đã có nhiều người đặt chân đến; từ xa xưa người Chăm và người Việt đã khám phá động Phong Nha và dùng nó vào việc của mình. Các sử gia phong kiến, các nhà thám hiểm phương Tây, các nhà khoa học Việt Nam, và đông đảo nhất là khách du lịch trong nước và nước ngoài đã lần lượt đến đây; đến ngày càng đông. Ta thử xem họ đã nói gì về Phong Nha? “Lưng động dốc như vách, âm u sâu thẳm, trong động thạch nhũ rủ xuống, hoặc như cây hoa, chuỗi ngọc, hoặc như tượng Phật, hoặc như gấm vóc, phong cảnh thanh u…” (Đại Nam nhất thống chí). Tháng 7-1924, nhà thiên văn người Anh là Baton thám hiểm Phong Nha 14 ngày và cảm xúc rằng Phong Nha đẹp như một mê cung không kém gì các hang động nổi tiếng thế giới. “Một số thạch nhũ mọc trông hệt những đèn lồng trong những buổi dạ hội, đường xếp rất khéo; một số khác treo lơ lửng như những cánh hoa, đài hoa. Một vài vách hang lại bao phủ bằng những ống dài như những ống sáo của những chiếc phong cầm lớn trong nhà thờ. .. Toàn bộ chỗ nào cũng trau chuốt, nổi bật vì những chi tiết tỉ mỉ” (P.A- Tạp chí Extrise Asie, số 34 năm 1929). “Vô số tượng đá lởm chởm, đủ mọi hình thù kỳ dị, sắp xếp hỗn độn hết sức nên thơ, mang tất cả màu sắc của cầu vồng; trong đó có thể thấy bên cạnh những màu hồng nhạt của một bức tranh của Vatteau là màu xanh da trời của một bức tranh khác của Raphael; màu hoàng thổ và màu chân son với ánh sáng phản chiếu màu đỏ chói và màu xanh không bao giờ phai của xanh xanh đồng; tất cả đua nhau soi mình trong dòng nước…” (Nhật ký thám hiểm Phong Nha ngày 24-5-1929 của Charly, Qualaggi, Buoffier –người Pháp). “Những mảng đá thật lớn treo lơ lửng trên vòm động như sắp sửa rơi, nhìn trong cảnh nửa tối nửa sáng trong lòng động dưới đủ mọi góc cạnh trông giống bộ mặt hiền từ của các vị thánh hay nét hung tợn của ác quỷ”. Và do đó, “một cảnh tượng huy hoàng và thần tiên hiện ra trước mắt tôi. Một cảm giác lành lạnh đượm màu kính cẩn và sợ hãi đến với tôi. Tim tôi đập mạnh. Tôi có cảm giác như vào trung tâm một giáo đường, một đường hầm hỏa xa hay đúng hơn nữa là một vực thẳm…” (Lê Văn Kiểm – Phong Nha, đệ nhất kỳ quan, 1942). Rực rỡ và u tối, đồ sộ và tỉ mỉ, cổ quái và thanh nhã, thánh thiện và ác quỷ, sợ hãi và thích thú, kính cẩn và gần gũi … và còn vân vân nữa những điều miêu tả và những cảm giác đối nghịch nhau đến kỳ lạ khi người ta nói về cảnh đẹp Phong Nha…

TRIỆU NĂM TUỔI ĐÁ

Theo các nhà khoa học, quá trình phong hóa tạo thành hang động ở Phong Nha là quá trình tự nhiên đã diễn ra từ cách đây 250 triệu năm. Dạng địa hình chính của Phong Nha-Kẻ Bàng là núi đá vôi và núi đất, độ cao trung bình 600 mét, thành hẹp, vách đứng. Động Phong Nha nằm ở phần đông nam khối núi đá vôi Kẻ Bàng trong một vùng đá vôi bị phong hóa mạnh, diện tích khoảng 10.000 km2, kéo dài 200 km trên phía bắc dãy Trường Sơn, thông cả sang Lào. Ở khối núi đá vôi này có hiện tượng nước chảy ngầm. Dòng chảy trên mặt có thể nhìn thấy là các con sông Son, Troóc, Chày, Rào Thương bắt nguồn từ các con suối nhỏ, đến hang Én thì suối lớn chảy ngầm vào lòng núi đá vôi để tạo thành các hang động.

Nói nôm na đá vôi là một loại muối (muối CaCO3), bị a xít (axit H2CO3) hòa tan và tạo thành thạch nhũ. Nước mưa hòa tan cacbônic (CO2) trong không khí tạo thành axit yếu H2CO3; axit này thấm vào lỗ hổng của đá vôi tạo ra axit canxi cacbonat Ca(HCO3)2. Axit canxi cacbonat rất dễ phân hủy, giải phóng nước trong axit và chất còn lại là canxi cacbonat (CaCO3) –cũng chính là đá vôi, nhưng lúc này mang hình dạng của thạch nhũ. Tùy theo hình dạng của dòng nước chảy mà thạch nhũ cũng có những hình dạng khác nhau. Nước chảy, đá mòn! Sự xâm thực hóa học đó của nước mưa vào đá vôi đã gây ra tình trạng cắt xẻ mãnh liệt ở các dãy núi, khối núi, tạo thành những địa hình đa dạng: Lòng núi bị đào thành hang động, đường hầm, sông ngầm, giếng sâu; các khối núi bị tách thành vách dựng đứng và những cảnh tượng lạ lùng… Nói mấy câu nghe thì đơn giản vậy, nhưng quá trình chế tác núi đá trở thành những kỳ quan thiên nhiên như thế này phải mất cả vài trăm triệu năm; chạnh nghĩ đến việc cả một đời viết báo mới được đôi ba chữ, công phu chẳng có đáng gì!

Sau khi thăm động nước Phong Nha, du khách thường đi thăm động khô là động Tiên Sơn. Gọi Tiên Sơn là động khô vì nó không ăn thông với Phong Nha, mà “treo” ở độ cao 200 mét trên trần động Phong Nha. Động Tiên Sơn dài 800 mét, là cặp song sinh với động Phong Nha, cũng là tuyệt tác của thạch nhũ. Người ta bảo nếu Phong Nha đẹp như thủy cung của vua Thủy Tề, thì Tiên Sơn đẹp như tiên giới của Ngọc Hoàng thượng đế. Sông Son và động Phong Nha đã có câu chuyện cảm động về vị đại sư cứu nhân độ thế, thì Tiên Sơn có chuyện về tình yêu giữa người con trai dũng cảm của trần gian với nàng tiên giữ thanh bảo kiếm của nhà Trời. Chàng trai đã một phen liều mình vượt núi cao vực thẳm đi tìm các tiên nữ để mượn bảo kiếm về trừ diệt loài thủy quái đang làm hại dân lành. Thừa lúc các nàng tiên trút bỏ xiêm y trên bờ để xuống suối tắm, chàng lén lấy được bảo kiếm, nhờ đó diệt được yêu quái, trừ hại cho dân. Khi trở lại nơi ở của các tiên nữ để trả kiếm thiêng, thấy tiên nữ nọ ngồi khóc mà không dám bay về Trời vì tội để mất kiếm, chàng trai đã thổ lộ hết sự tình. Nghe xong, nàng tiên cảm phục mà đem lòng yêu chàng, thạch động này từ đó trở thành nơi hò hẹn của hai người. Thiên đình biết chuyện, bèn triệu tiên nữ về Trời để trừng phạt. Từ khi về Trời, tiên nữ héo hắt đi vì nhớ chàng trai, còn chàng trai cũng đêm ngày khắc khoải mong gặp tiên nữ. Tình cảm của họ đã làm động lòng Trời; Ngọc Hoàng bèn sai các vị tiên tạo ra cho thạch động nơi đây có vẻ đẹp giống như thiên đình và cho phép tiên nữ xuống trần kết duyên với chàng trai, mang theo cả bảo kiếm để hai người chăm lo cuộc sống của muôn dân. Cho nên nói Tiên Sơn đẹp như tiên giới là vậy…

Tôi nghĩ là những giải thích duy lý, khô khan và không dễ hiểu của các nhà khoa học về cấu tạo đá vôi, quá trình ăn mòn đá vôi … để tạo ra hang động ở Phong Nha-Kẻ Bàng không hề làm mất đi cái hứng thú của người đời khi nhìn ngắm những cảnh đẹp nơi đây. Giống như khi các nhà khoa học thông báo Mặt trăng chỉ là một khối đất đá lạnh lẽo, không có sự sống, thì loài người vẫn cứ làm thơ, làm văn, ca hát về Mặt trăng như trước đó đã làm thơ, làm văn, ca hát về Chị Hằng, cung Quảng, Thỏ Ngọc hay Chú Cuội ngồi gốc cây đa… Những khối đất đá vô tri, bị phong hóa bào mòn qua hàng trăm triệu năm ở Phong Nha – Kẻ Bàng cũng đã được sưởi ấm bằng những câu chuyện nói về con người; và nếu không có những chuyện như vậy, thì Phong Nha- Tiên Sơn- Kẻ Bàng sẽ giảm đi vẻ đẹp rất nhiều. Cũng là hòn đá vô tri, nhưng có duyên với nhau thì thành hòn Trống Mái ở Vịnh Hạ Long; dìu dắt nhau như cha con thì là hòn Phụ Tử ở Kiên Giang, thủy chung chờ chồng đến khổ đau mới gọi là hòn Vọng Phu ở Lạng Sơn và các tỉnh miền Trung khác…

Thì ở Phong Nha - Kẻ Bàng, chuyện của núi cũng như thế.



Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Clock110Thu May 05, 2011 7:53 am

Abyssal_Blue_Ocean
Nhân viên quét dọn forum

WebMasters

Abyssal_Blue_Ocean

WebMasters

Nam
Tâm trạng : Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Busy
Thú cưng : Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Thgrou11
Tổng số bài gửi 597
Coins 52915
Cám ơn : 126
Ngày tham gia : 02/03/2010
Tuổi : 32
Đến từ Notthingness
Nghề nghiệp/Sở thích 0918090-09CSH
Status : Nhân viên quét dọn forum

Bài gửiTiêu đề: Re: Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam

 
6. Nhã nhạc cung đình Huế ( Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại - 2003)
Là một loại hình âm nhạc mang tính bác học của các triều đại quân chủ trong xã hội Việt Nam suốt hơn 10 thế kỷ. Nhã nhạc nhằm tạo sự trang trọng cho các cuộc tế, lễ cung đình như Tế Giao, Tế miếu, Lễ Đại triều, Thường triều...; Tinh hoa này được cô đọng lại dưới triều Nguyễn, khiến cho Huế càng được khẳng định hơn về một trung tâm văn hóa tiêu biểu của dân tộc. Với tất cả giá trị lịch sử ấy, lúc 15h30 ngày 7/11/2003, Nhã nhạc Việt Nam đã được UNESCO ghi tên vào Danh mục Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Huế song hành một lúc hai di sản văn hóa thế giới: vật thể và phi vật thể, đã đánh dấu một bước ngoặc về thế giới văn hóa của vùng đất này.
Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam 2381731422691e201e86d3437860ae33-nhanhac01
Hành trình lịch sử

Nhã nhạc (Âm nhạc cung đình) là loại hình âm nhạc chính thống, được xem là quốc nhạc, sử dụng trong các cuộc tế, lễ của triều đình. Các triều đại quân chủ Việt Nam hết sức coi trọng, phát triển Nhã nhạc, và loại hình âm nhạc này trở thành một biểu tượng cho vương quyền về sự trường tồn, hưng thịnh của triều đại. Các quy định về quy mô dàn nhạc, cách thức diễn xướng, nội dung bài bản...của Nhã nhạc đều rất chặt chẽ, phản ánh tính quy củ qua các định chế thẩm mỹ rất cao, có khả năng phản ánh tư tưởng, quan niệm triết lý của chế độ quân chủ đương thời.


Theo sách sử thì Nhã nhạc ra đời vào triều Lý (1010-1225) và hoạt động một cách quy củ vào thời Lê (1427-1788), là loại hình nhạc mang tính chính thống, với quy mô tổ chức chặt chẽ. Các tổ chức âm nhạc được thành lập, đặt dưới sự cai quản của các nhạc quan. Triều Lê đã định ra các loại nhạc như sau: Giao nhạc, Miếu nhạc, Nhũ tự nhạc, Cứu nhật nguyệt lai trùng nhạc, Đại triều nhạc, Thường triều nhạc, đại yến nhạc, Cung trung nhạc. Song, vào giai đoạn cuối của triều Lê, âm nhạc cung đình dần dần đi vào thời kỳ suy thoái và nhạt phai dần.
Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam 232432f422691e2014d2cd437860af53-nhanhac2
Đến thời Nguyễn( 1802-1945), vào nữa đầu thế kỷ XIX, điều kiện xã hội đã cho phép, âm nhạc cung đình phát triển trở lại. Triều đình Nguyễn quy định 7 thể loại âm nhạc, gần giống với các thể loại của triều Lê, bao gồm: Giao nhạc: Miếu nhạc: Ngũ tự nhạc: Đại triều nhạc: Thường triều nhạc: Yến nhạc: Cung trung nhạc: Dưới thời Nguyễn, Nhã nhạc được dùng trong các lễ tế đại triều 2 lần/tháng, thường triều 4 lần/tháng: Nam Giao, Tịch Điền, sinh nhật vua và hoàng hậu. Tế bất thường: Đăng quang, lễ tang của vua và hoàng hậu, đón tiếp sứ thần. Tùy theo từng cuộc tế lễ mà có các thể loại khác nhau, như đai triều nhạc dùng trong lễ Nguyên đán, Ban sóc ... Đại yến cửu tấu nhạc dùng trong mừng thọ, chúc thọ, tiếp đãi sứ thần ... Cung trung nhạc biểu diễn trong trong các cung hoàng thái hậu và thái hoàng thái hậu... Miếu nhạc sử dụng tại các nơi thờ vua, chúa ... Ngũ tự nhạc dùng trong tế Xã tắc, Tiên nông...

Nhã nhạc lúc này có hệ thống bài bản rất phong phú, với hàng trăm nhạc chương (lời ca bằng chữ Hán). Các nhạc chương đều do Bộ Lễ biên soạn phù hợp với từng cuộc lễ của triều đình. Tế Giao có 10 nhạc chương mang chữ Thành (thành công); Tế Xã tắc có 7 nhạc chương mang chữ Phong (được mùa); Tế Miếu có 9 nhạc chương mang chữ Hòa (hòa hợp), Tế Lịch Đại Đế vương có 6 nhạc chương mang chữ Văn (trí tuệ); Lễ Đại triều dùng 5 bài mang chữ Bình (hòa bình); Lễ Vạn thọ dùng 7 bài mang chữ Thọ (trường tồn); lễ Đại yến dùng 5 bài mang chữ Phúc (phúc lành)... Từ cơ sở kế thừa các triều đại trước, triều Nguyễn đã cho bổ sung thêm nhiều loại thể nhạc như Huyền nhạc, Ty trúc tế nhạc, Ty chung, Ty khánh, Ty cổ.

Vào cuối thế kỷ XIX, khi đất nước lâm vào nạn ngoại xâm, vai trò của triều đình mờ dần, thì âm nhạc cung đình cùng các lễ nghi cũng giảm và mờ dần. Vào cuối thời Nguyễn, chỉ còn duy trì 2 loại dàn nhạc là Đại nhạc (gồm trống, kèn, mõ, bồng, xập xõa) và tiểu nhạc (trống bản, đàn tỳ bà, đàn nhị, đàn tam, địch, tam âm, phách tiền). Ngoài ra, triều đình cho du nhập dàn Quân nhạc của phương Tây, làm cho vai trò của Nhã nhạc càng mờ nhạt thêm.

Những nổ lực bảo tồn di sản

Sau năm 1945, Nhã nhạc đã mất không gian vốn có của nó và có nguy cơ mai một dần. Hiện nay Nhã nhạc không còn giữ được diện mạo như xưa, nhưng nó vẫn có thể là một minh chứng độc đáo về sự sáng tạo văn hóa đặc biệt của dân tộc Việt Nam. Tuy đã được duy trì và phát triển qua cả nghìn năm, nhưng ngày nay, các tài liệu lịch sử về Nhã nhạc không còn nhiều, lại phân bố ở nhiều nơi, không có một cơ sở lưu trữ bài bản và hệ thống, các nghệ nhân, người hiểu biết về kỹ thuật diễn xướng cũng như kiến thức về Nhã nhạc còn quá ít ỏi ... thực tế đó đã và đang đặt ra nhiều vấn đề nan giải và bức xúc về công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị.
Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam 2771729756_91d6f5df37_o
Từ sau năm 1975, Chính phủ, Bộ Văn hóa Thông tin và lãnh đạo của tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều chủ trương, quyết định để bảo tồn loại hình văn hóa độc đáo này. Trong Quyết định 105/TTg ngày 12-2-1996 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án Quy hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô Huế 1996 - 2010, thì một trong những mục tiêu bảo tồn được xác định là: bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể cung đình Huế, trong đó được khẳng định là nhạc cung đình, múa cung đình, tuồng cung đình và lễ hội cung đình. Từ năm 1992, nhà hát Nghệ thuật Cung đình Huế thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế ra đời, chuẩn bị các cơ sở phục vụ cho công tác bảo tồn âm nhạc cung đình Huế. Để đảm bảo có không gian diễn xướng tương ứng theo lịch sử, Trung tâm BTDTCĐ Huế đã triển khai tu bổ các công trình như Duyệt Thị Đường, Lương Khiêm Đường, Nam Giao, Thế Miếu. Bên cạnh đó đã tổ chức nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu liên quan đến âm nhạc cung đình.

Tháng 3/1994 UNESCO đã phối hợp với Bộ Văn hóa Thông tin, UBND tỉnh, Trung tâm BTDTCĐ Huế tổ chức Hội nghị quốc tế về bảo vệ và giữ gìn phục hồi văn hóa phi vật thể vùng Huế.

Tiếp theo là các dự án đào tạo được Bộ Văn hóa Thông tin, các Quỹ của UNESCO, Chính phủ Nhật Bản ... tài trợ cho các lớp nhạc công, diễn viên ca múa cung đình.

Tháng 9/1996, Dự án đào tạo Nhã nhạc đầu tiên ở Việt Nam đã được xây dựng và tổ chức khai giảng tại trường ĐH Nghệ thuật Huế, với 15 sinh viên theo học các nhạc cụ thuộc dàn Đại nhạc và Tiểu nhạc. Sau đó, năm 1997 - 2000, JFAC đã tài trợ để tổ chức các hội nghị, tọa đàm về Nhã nhạc với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều nhà quản lý và đào tạo của nhiều nước như Nhật Bản, Phi-lip-pin, Việt Nam.

Cuối tháng 8/2002, phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Viện Âm nhạc Việt Nam, Trung tâm BTDTCĐ Huế, đã tổ chức Hội thảo Quốc tế về Âm nhạc cung đình Huế - Nhã nhạc, với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm góp phần thúc đẩy công cuộc bảo tồn di sản Nhã nhạc.

Bên cạnh đó, nhà hát Truyền thống cung đình Huế đã được thành lập (trực thuộc Trung tâm BTDTCĐ Huế) bước đầu đã bảo tồn được một số bản nhạc như: 10 bản Ngự (Phẩm tuyết, Nguyên tiêu, Hồ quảng, Liên hoàn, Bình bán, Tây mai, Kim tiền, Xung phong, Long hổ, Tẩu mã), Long đăng, Long ngâm, Tiểu khúc...; các bản nhạc thường dùng trong dàn Đại nhạc (Tam luân Cửu chuyển, Thái bình Cổ nhạc, Đăng đàn cung, Phú lục, Tẩu mã, Bông, Mã vũ, Mang, Đăng đàn đơn, Đăng đàn kép) cùng một số bài bản khác. Sự góp sức của đoàn Nghệ thuật Truyền thống Huế (thuộc Sở Văn hóa Thông tin và Câu lạc bộ Phú Xuân cũng góp phần tích cực vào việc bảo tồn di sản Nhã nhạc.

Cùng với việc phục hồi các tác phẩm kể trên, Nhà hát Nghệ thuật Cung đình Huế của Trung tâm BTDTCĐ Huế đã tiến hành biểu diễn phục vụ khách đến Huế tham quan, nghiên cứu. Tổ chức nhiều đợt tuyên truyền ở các nước Châu Á, Châu Âu như: Hàn Quốc, Lào, Pháp, Bỉ, Áo, Lucxămbua, đã tham gia tích cực các chương trình nghệ thuật của Festival Huế 2000, 2002. Đặc biệt từ ngày 01/02 đến 14/02/2004, Nhà hát đã đi biểu diễn Nhã nhạc cung đình tại các thành phố Montreuil, Arras, Areueil, Lyon, Marseille, thủ đô Paris (thuộc Cộng hòa Pháp) và thủ đô Bruxelles (thuộc Vương quốc Bỉ). Trong đợt lưu diễn này, tại văn phòng UNESCO (Pháp), bằng chứng nhận Di sản Nhã nhạc Việt Nam là Kiệt tác Phi vật thể và Truyền khẩu của Nhân loại đã được UNESCO trao cho Huế.

Tỏa sáng với chức năng xã hội mới: khẳng định truyền thống văn hóa Việt Nam.

Trung tuần tháng 8/2002, bộ hồ sơ Nhã nhạc đã được Trung tâm BTDTCĐ Huế thực hiện và Chính phủ đã ký quyết định gửi đến UNESCO đăng ký ứng cử vào Danh mục Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu nhân loại.

Hồ sơ Nhã nhạc bao gồm: trên 100 trang (hồ sơ viết), gần 100 trang phụ lục, trên 50 ảnh tư liệu và hiện trạng, phim slide, băng hình thuyết minh (10 phút), băng hình minh họa (70 phút), cùng nhiều tài liệu liên quan khác. Hồ sơ đã khẳng định Nhã nhạc là loại hình âm nhạc cung đình đạt đỉnh cao vào thế kỷ 19 ở Việt Nam, Huế là trung tâm hội tụ và lan tỏa các giá trị này. Với các giá trị của không gian, bối cảnh, các kỹ năng kỹ thuật, cách thức diễn xướng, trình tấu, vị thế mang tính chất khẳng định bản sắc văn hóa thực trạng của công cuộc bảo tồn và chương trình hành động...
Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam ImageView
Ngày 7/11/2003, Nhã nhạc - Nhạc Cung đình Việt Nam đã được UNESCO công nhận là kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại cùng với 27 kiệt tác khác của Châu Á (10); Châu Mỹ La tinh, vùng Caribê (6); Châu Âu (4); Châu Phi (2); vùng Trung Đông (3), Đa quốc gia (2).

Với những giá trị nổi bật, Nhã nhạc - Nhạc Cung đình Việt Nam, bằng tất cả những gì còn lại ở Huế chắc chắn sẽ tiếp tục được giữ gìn và bảo tồn một cách hiệu quả, góp phần cùng với các loại hình di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam khẳng định vị thế của một dân tộc, một quốc gia trong khu vực và thế giới.

Những giải pháp trọng tâm trong việc bảo tồn và phát huy giá trị ở giai đoạn tới.

Việc bảo tồn các loại hình văn hóa phi vật thể không phải chỉ dựa vào trí tuệ một cá nhân, một tập thể, cũng không phải là công việc một sớm một chiều, mà phải có sự nổ lực của các nhà khoa học, các nghệ nhân, nghê sĩ, các nhà quản lý và của tất cả mọi người

Một trong những vấn đề then chốt là phải tiến hành điều tra các giá trị văn hóa liên qan đến Âm nhạc cung đình Huế, xây dựng kế hoạch các sưu tập tư liệu sách vở, ảnh, phim, băng nhạc, đĩa hát...Qua đó, cần tư liệu hóa các tác phẩm âm nhạc để dàn dựng các chương trình bảo tồn, đồng thời nhân bản tư liệu để cất giữ, đề phòng mất mát, nhất là điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở Huế.

Hơn nữa, cần tiếp cận những nghệ nhân, nhân chững sống còn hiểu biết về âm nhạc cung đình, tiến hành thu băng, chụp hình, quay phim những diễn xuất giai điệu, ca từ mà họ trình bày. Hiện tại, những nghệ nhân xưa đã lần lượt ra đi, hạn hữu còn lại một vài vị cũng đã qua tuổi "cổ lai hy". Ví dụ, ông Lữ Hữu Thi đã bước sang tuổi 94, ông Nguyễn Mạnh Cẩm cũng đã tròn 90, ông Trần Kích cũng đã qua tuổi bát thập...vì vậy phải khẩn trương khai thác những tri thức kỹ năng, kỷ xảo quý giá còn ở nơi họ. Cùng với sự tiếp cận này, phải xây dựng một chế độ đãi ngộ thích đáng đối với các nghệ nhân để họ nhiệt tình truyền nghề lại cho các thế hệ kế tiếp.

Công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng không kém phần quan trọng, nhằm góp phần nâng cao trình độ thưởng thức, huy động cái sở tri của mọi tầng lớp nhân dân về âm nhạc cung đình. Mở rộng tuyên truyền đến khách du lịch nước ngoài bằng các cuộc biểu diễn tại không gian diễn xướng lịch sử, mà âm nhạc cung đình đã thể hiện. Kêu gọi sự đóng góp tri thức của các bậc thức giả: tranh thủ sự đầu tư, hổ trợ của các cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài cả về kinh phí, phương tiện, tư liệu, ổ chức các đợt biểu diễn tuyên truyền Nhã nhạc ở nước ngoài.

Điều đáng quan tâm khác là phải thành lập Hội đồng khoa học gồm các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu có uy tín để thường xuyên kiểm chứng các khúc nhạc, lời ca nhằm kịp thời uốn nắn, chỉnh lý, thậm chí loại bỏ những sai sót không đáng có, tránh sự cải biên tùy tiện làm giảm các giá trị đích thực của âm nhạc truyền thống.

Ngoài ra, cần xúc tiến thành lập một Nhà/phòng bảo tàng Âm nhạc cung đình Huế, có thể hoạt động bên cạnh hoặc trong lòng Duyệt Thị Đường, để trưng bày lưu trữ những nhạc cụ, nhạc bản, phục trang, hình ảnh, tư liệu những đĩa hát xưa và nay, những băng từ ghi âm, ghi hình, các tài lệu nghe nhìn về nhạc cung đình Hế, các địa điểm diễn xướng, để làm cho các kiến trúc lịch sử này sống lại trong môi trường văn hóa vốn có của nó.

Với sự kiện Nhã nhạc được công nhận Di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, văn hóa Huế lại một làn nữa được đăng quang, chắc chắn sẽ tạo thêm những điều kiện mới cho sự phát triển của trung tâm văn hóa du lịch này. Bảo tồn di sản văn hóa âm nhạc cung đình luôn gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô, bởi lẽ hai loại hình văn hóa này luôn đan xen, hòa quyện để làm nên vẻ đẹp viên mãn của di sản văn hóa Huế.



Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Clock110Thu May 05, 2011 7:57 am

Abyssal_Blue_Ocean
Nhân viên quét dọn forum

WebMasters

Abyssal_Blue_Ocean

WebMasters

Nam
Tâm trạng : Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Busy
Thú cưng : Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Thgrou11
Tổng số bài gửi 597
Coins 52915
Cám ơn : 126
Ngày tham gia : 02/03/2010
Tuổi : 32
Đến từ Notthingness
Nghề nghiệp/Sở thích 0918090-09CSH
Status : Nhân viên quét dọn forum

Bài gửiTiêu đề: Re: Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam

 
7. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại - 2005)
Tháng 11/2005, Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được công nhận là “Kiệt tác truyển khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại”. Khác với Nhã nhạc cung đình Huế - di sản phi vật thể được công nhận trước đó – Cồng chiêng Tây Nguyên được công nhận không chỉ ở “bản chất âm nhạc” mà cả ở “không gian văn hóa” - môi sinh hữu cơ của âm nhạc cồng chiêng
Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Le%20hoi%20cong%20chieng
Không gian Văn hóa Cồng chiêng
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai... Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ.

Cồng chiêng Tây Nguyên có nguồn gốc từ truyền thống văn hóa và lịch sử rất lâu đời. Về cội nguồn, có nhà nghiên cứu cho rằng, cồng chiêng là "hậu duệ" của đàn đá. trước khi có văn hóa đồng, người xưa đã tìm đến loại khí cụ đá: cồng đá, chiêng đá... tre, rồi tới thời đại đồ đồng, mới có chiêng đồng... Từ thuở sơ khai, cồng chiêng được đánh lên để mừng lúa mới, xuống đồng; biểu hiện của tín ngưỡng - là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên... âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng người, sống mãi cùng với đất trời và con người Tây Nguyên. Tất cả các lễ hội trong năm, từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh đến lễ bỏ mả, lễ cúng máng nước, lễ mừng cơm mới, lễ đóng cửa kho, lễ đâm trâu.. . hay trong một buổi nghe khan... đều phải có tiếng cồng. Tiếng chiêng dài hơn đời người, tiếng chiêng nối liền, kết dính những thế hệ.Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam _DTB0504%20copy
Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng, chiêng đều ẩn chứa một vị thần. Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao. Cồng chiêng còn là tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có. Đã có thời một chiếc chiêng giá trị bằng hai con voi hoặc 20 con trâu. Vào những ngày hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và huyền ảo. Cồng chiêng do vậy góp phần tạo nên những sử thi, những áng thơ ca đậm chất văn hóa Tây Nguyên vừa lãng mạn, vừa hùng tráng.
Cồng chiêng đã đi vào sử thi Tây Nguyên như để khẳng định tính trường tồn của loại nhạc cụ này: “Hãy đánh những chiêng âm thanh nhất, những chiêng kêu trầm nhất. Đánh nhè nhẹ cho gió đưa xuống đất. Đánh cho tiếng chiêng vang xa khắp xứ. Đánh cho tiếng chiêng luồn qua sàn lan đi xa. Đánh cho tiếng chiêng vượt qua nhà vọng lên trời. Đánh cho khỉ trên cây cũng quên bám chặt vào cành đến phải ngã xuống đất. Đánh cho ma quỷ mê mải nghe đến quên làm hại con người. Đánh cho chuột sóc quên đào hang, cho rắn nằm ngay đơ, cho thỏ phải giật mình, cho hươu nai đứng nghe quên ăn cỏ, cho tất cả chỉ còn lắng nghe tiếng chiêng của Đam San...”.
Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Cd111cc1
Bản chất nghệ thuật

Cồng chiêng không do cư dân Tây Nguyên tự đúc ra mà xuất phát từ một sản phẩm hàng hoá (mua từ các nơi khác về) được nghệ nhân chỉnh sửa thành một nhạc cụ. Phương pháp chỉnh sửa chiêng cộng với tai âm nhạc nhạy cảm của nghệ nhân sửa chiêng đã thể hiện trình độ thẩm âm tinh tế và hiểu biết cặn kẽ về chế độ rung và lan truyền âm thanh trên mặt chiêng và trong không gian. Có hai phương pháp chỉnh sửa mà người nghệ nhân ở Tây Nguyên sử dụng: Gõ, gò theo hình vảy tê tê và theo hình lượn sóng. Do vậy, kỹ thuật gõ, gò theo đường tròn trên những điểm khác nhau quanh tâm điểm của từng chiếc chiêng là một phát hiện vật lý đúng đắn, khoa học (mặc dù trình độ phát triển xã hội của người Tây Nguyên thuở xưa chưa biết đến vật lý học). Đây là sáng tạo lớn của cư dân các dân tộc ít người Tây Nguyên.
Để đáp ứng các yêu cầu thể hiện bằng âm nhạc khác nhau, các tộc người Tây Nguyên đã lựa chọn nhiều biên chế dàn cồng chiêng khác nhau:
Dàn chiêng có 2 hay 3 chiếc: Biên chế này tuy nhỏ nhưng theo quan niệm của nhiều tộc người Tây Nguyên, đây là biên chế cổ xưa nhất. Dàn 2 chiêng bằng gọi là chiêng Tha, của người Brâu; dàn 3 cồng núm của người Churu, Bana, Giarai, Gié-Triêng... cũng thuộc loại này.

Dàn chiêng có 6 chiêng phổ biến ở nhiều tộc người: Dàn 6 chiêng bằng của người Mạ; dàn Stang của người Xơđăng; dàn chiêng của các nhóm Gar, Noong, Prơng thuộc dân tộc Mnông; dàn chiêng Diek của nhóm Kpạ người Êđê. Cũng có dàn gồm 6 cồng núm như nhóm Bih thuộc dân tộc Êđê. Dàn chiêng 6 chiếc có thể đảm trách nhịp điệu như dàn cồng núm của nhóm Bih thuộc dân tộc Êđê, dàn Diek của nhóm Kpạ dân tộc Êđê, dàn chiêng của nhóm Noong dân tộc Mnông.
Dàn chiêng 11 hoặc 12 chiếc gồm 3 cồng núm và 8-9 chiếc chiêng bằng của các tộc người Giarai (ngành Aráp), Bana (ngành TồLồ, Kon K’Đeh), người Xơđăng (ngành Steng).
Các dàn chiêng có biên chế 3 chiêng trở lên thường có chiếc trống lớn và cặp chũm choẹ. Riêng dàn 3 cồng núm của người Churu thì phải có chiếc khèn 6 âm phối hợp.
Ở nhiều tộc người như Churu, Xơđăng, Mnông và đặc biệt tộc người Giarai, Bana, phụ nữ (nhất là các cô gái trẻ) làm thành một dàn múa đồng hành với bản nhạc chiêng. Điều đáng nói là các điệu múa này được coi là thành tố không thể thiếu của việc diễn tấu các bài cồng chiêng (không được dùng bên ngoài diễn tấu cồng chiêng hoặc trình diễn giải trí).
Có thể nói, văn hoá và âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên thể hiện tài năng sáng tạo mang tầm kiệt tác của nhân loại.
Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Tnv_product3_s183
Cồng chiêng là một nhạc cụ nghi lễ, các bài nhạc cồng chiêng trước hết là sự đáp ứng cho yêu cầu của mỗi lễ thức và được coi như một thành tố hữu cơ của lễ thức đó. Như thế, mỗi nghi lễ có ít nhất một bài nhạc chiêng riêng. Trong mỗi nghi lễ, lại có thể có nhiều công đoạn có nhạc chiêng riêng: Người ngành Aráp dân tộc Giarai ở vùng Ea H’Leo tỉnh Đắc Lắc có các bài nhạc chiêng cho các lễ đâm trâu, khóc người chết trong tang lễ, mừng nhà rông mới, mừng chiến thắng, lễ xuống giống, lễ cầu an cho lúa, mùa gặt... Ngoài ra, còn có những bài chiêng dùng cho các sinh hoạt cộng đồng như: Lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, mừng nhà mới, chúc sức khoẻ...
Các bài chiêng cũng đạt đến một trình độ biểu cảm âm nhạc phù hợp với trạng thái tình cảm của con người trong mỗi nghi lễ: Chiêng tang lễ hay bỏ mả thì chậm rãi, man mác buồn; chiêng mùa gặt thì thánh thót, vui tươi; chiêng đâm trâu thì nhịp điệu giục giã...
* Bảo tồn
Theo thống kê của Sở Văn hoá Thông tin Gia Lai, trước năm 1980 trong các bản làng của người Giarai, Bana trong tỉnh có hàng chục ngàn bộ cồng chiêng. Có gia đình sở hữu 2-3 bộ, mỗi bản làng có hàng chục bộ. Đến năm 1999, cả tỉnh có 900 p’lei và chỉ còn 5.117 bộ, năm 2002 còn lại chưa đến 3.000 bộ.

Tỉnh Lâm Đồng chỉ còn lại 3.113 bộ. Từ năm 1982 đến 1992, tỉnh Đắc Lắc đã mất 5.325 bộ chiêng, từ năm 1993 đến 2003 lại mất tiếp 850 bộ, hiện tại cả tỉnh chỉ còn 3.825 bộ cồng chiêng.
Trước hết là sự suy giảm nhanh chóng về số lượng các dàn cồng chiêng... Nhưng nguy cơ mai một cồng chiêng còn thể hiện ở các bài bản nhạc chiêng dần dần bị lãng quên. Các nghệ nhân trải qua thời gian, do nhiều tác động khác nhau đã quên nhiều bản nhạc chiêng. Người Mnông trước đây có 40 bản nhạc chiêng, nay các nghệ nhân chỉ còn nhớ, lưu truyền và trình diễn được 10 bản nhạc chiêng. Mặt khác, những nghệ nhân có đôi tai thẩm âm, có năng khiếu trong việc chỉnh chiêng cũng thưa vắng dần trong các cộng đồng cư dân.
Đáng tiếc nhất là khi những người già, những nghệ nhân Tây Nguyên chết đi đã mang theo cả kho tàng di sản văn hoá cồng chiêng mà không dễ dàng tạo dựng và khôi phục được. Sự đứt gãy dòng chảy của văn hoá truyền thống dẫn đến sự thờ ơ, hờ hững của lớp trẻ với văn hoá của các thế hệ tiền nhân, trong đó có văn hoá âm nhạc cồng chiêng.
Khác với Nhã nhạc cung đình Huế, là một hiện tượng văn hóa, để bảo tồn chúng ta chỉ cần đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển nghệ nhân biểu diễn, cồng chiêng không chỉ là nghệ thuật biểu diễn đơn thuần, mà gắn bó chặt chẽ với nghi lễ, với đời sống hằng ngày, với chính không gian của vùng đất ấy. Vì vậy, cần có một chương trình tổng thể, quy mô cho công việc này.

Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Images?q=tbn:ANd9GcQWCb8-nkjyRWXZ6u2B4uRiB1r6s6qAvdyuOpHXmQ1ypo2WJ_BCMA
Trước mắt, cần đẩy mạnh công tác sưu tầm, ghi chép và nghiên cứu một cách bài bản, hệ thống về cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Tiến hành phục hồi và giữ gìn các sinh hoạt văn hóa để tạo môi trường diễn xướng của sinh hoạt văn hóa cồng chiêng trên quan điểm kế thừa có chọn lọc. Từng bước xây dựng phòng lưu trữ di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại Trung tâm Dữ liệu Di sản văn hóa (Viện Văn hóa-Thông tin) và tại các bảo tàng tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Ðác Lắc, Ðắc Nông và Lâm Ðồng.

Ðồng thời có kế hoạch đào tạo dài hạn, cơ bản đội ngũ cán bộ khoa học am hiểu về âm nhạc truyền thống, văn hóa, lịch sử Tây Nguyên, chú trọng đào tạo cán bộ là người dân tộc thiểu số. Mở lớp truyền dạy kinh nghiệm đánh chiêng, chỉnh chiêng tại cộng đồng.



Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Clock110Thu May 05, 2011 8:05 am

Abyssal_Blue_Ocean
Nhân viên quét dọn forum

WebMasters

Abyssal_Blue_Ocean

WebMasters

Nam
Tâm trạng : Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Busy
Thú cưng : Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Thgrou11
Tổng số bài gửi 597
Coins 52915
Cám ơn : 126
Ngày tham gia : 02/03/2010
Tuổi : 32
Đến từ Notthingness
Nghề nghiệp/Sở thích 0918090-09CSH
Status : Nhân viên quét dọn forum

Bài gửiTiêu đề: Re: Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam

 
8. Quan họ Bắc Ninh (Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại - 2009)
Dân ca quan họ bắc ninh được hình thành khá lâu đời,do cộng đồng người Việt(Kinh) ở 49 làng quan họ và một số làng lân cận thuộc hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang hiện nay của Việt Nam sáng tạo ra.
Dân ca quan họ là hát đối đáp nam,nữ. Họ hát quan họ vào mùa xuân,mùa thu khi có lễ hội hay khi có bạn bè. Một cặp nữ của làng này hát với một cặp nam của làng kia với một bài hát cùng giai điệu, khác về ca từ và đối giọng. Cặp hát phân công người hát dẫn, người hát luồn nhưng giọng hát của hai người phải hợp thành một giọng. Họ hát những bài ca mà lời là thơ,ca dao có từ ngữ trong sáng, mẫu mực thể hiện tình yêu lứa đôi, không có nhạc đệm kèm theo. Có 4 kỹ thuật hát đặc trưng : Vang,rền nền, nảy. Hát quan họ có 3 hình thức chính :Hát canh,hát thi lấy giải,hát hội. Hát quan họ gắn liền với tục kết chạ, tục kết bạn giữa các bọn quan họ,tục “ngủ bọn”. Mặc dù các phong tục này không được thực hành nhiều như trước đây, cộng đồng cư dân các làng quan họ vẫn bảo tồn và truyền dạy nghệ thuật dân ca quan họ này.
Trang phục quan họ

Trang phục quan họ bao gồm trang phục của các liền anh và trang phục của các liền chị. Trong các lễ hội quan họ có cả những cuộc thi trang phục quan họ.
Liền anh mặc áo dài 5 thân, cổ đứng, có lá sen, viền tà, gấu to, dài tới quá đầu gối. Thường bên trong mặc một hoặc hai áo cánh, sau đó đến hai áo dài. Riêng áo dài bên ngoài thường màu đen, chất liệu là lương, the, hoặc đối với người khá giả hơn thì áo ngoài may bằng đoạn mầu đen, cũng có người áo dài phủ ngoài may hai lần với một lần ngoài bằng lương hoặc the, đoạn, lần trong bằng lụa mỏng màu xanh cốm, xanh lá mạ non, màu vàng chanh…gọi là áo kép. Quần của liền anh là quần dài trắng, ống rộng, may kiểu có chân què dài tới mắt cá chân, chất liệu may quần cũng bằng diềm bâu, phin, trúc bâu, hoặc lụa truội màu mỡ gà. Có thắt lưng nhỏ để thắt chặt cạp quần. Đầu liền anh đội nhiễu quấn hoặc khăn xếp. Thời trước, đàn ông còn nhiều người búi tó nên phải vấn tóc bằng khăn nhiễu. Sau này phần nhiều cắt tóc, rẽ đường ngôi nên chuyển sang dùng loại khăn xếp bán sẵn ở các cửa hàng cho tiện.
Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Bac-Ninh-Quan-Ho-Folk-Songs
Nhận diện cộng đồng có liên quan đến quan họ Bắc Ninh

Chủ nhân của dân ca quan họ Bắc Ninh là người Việt(Kinh) cư trú ở hai tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang hiện nay sinh sống bằng nghề trồng lúa nước và nghề thủ công.Các làng quan họ nằm hai bên bờ sông cầu, cách thủ đô Hà Nội về phía bắc khoảng 30km.Các làng này quy tụ gần nhau trong một không gian với diện tích khoảng 60km2.
Theo kết quả điều tra và kiểm kê,năm 1962 có 72 nghệ nhân,trong đó có 50 người từng hát quan họ trước tháng 8-1945,năm 1972 trong 27 làng quan họ ở Bắc Ninh còn gần 100 nghệ nhân đã tham gia sinh hoạt quan họ những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX,năm 2003,riêng tỉnh Bắc Ninh có 59 nghệ nhân,có 6 nghệ nhân đề nghị phong danh hiệu báu vật nhân văn sống, nhưng nay 2 người đã chết, 4 người còn lại là Nguyễn Văn Thị,Ngô Thị Nhi,Vũ Thị Trịch,Nguyễn Thị Nguyên.Năm 2008, theo kết quả kiểm kê 49 làng quan họ cổ có 1417 nghệ nhân và những người thực hành quan họ có độ tuổi từ 12 đến 98.
Vị trí và phạm vi địa lí của di sản văn hóa quan họ Bắc Ninh
Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Caclienchiquocte
Đến đầu thế kỉ XX, Dân ca quan họ Bắc Ninh được thực hành ở 49 làng mà cộng đồng xác định là làng quan họ cổ, 44 làng hiện nay thuộc tỉnh Bắc Ninh: Bái Uyên, Duệ Đông, Hạ Giang, Hoài Thị, Hoài trung,Lũng Giang, Lũng Sơn, Ngang Nội, Vân Khám (huyện Tiên Du); Tam Sơn, Tiêu (huyện Từ Sơn); Đông Mai, Đông Yên (huyện Yên Phong); Bồ Sơn, Châm Khê, Cổ Mễ, Dương Ô, Đẩu Hàn, Điều Thôn, Đông Xá, Đỗ Xá, Hòa Đình, Hữu Chấp, Khà Lễ, Khúc Toại, Ném Đoài, Ném Sơn, Ném Tiền, Niềm Xá, Phúc Sơn, Thanh Sơn, Thị Chung, Thị Cầu, Thọ Ninh, Thượng Đồng, Trà Xuyên, Vệ An,Viêm Xá, Xuân Ái, Xuân Đồng, Xuân Ô, Xuân Viên, Y Na, Yên Mẫn (thành phố Bắc Ninh). Có 05 làng thuộc tỉnh Bắc Giang: Giá Sơn, Hữu Nghi, Nội Ninh, Mai Vũ, Sen Hồ (huyện Việt Yên).
Ngoài ra ở 13 làng: Đình Cả. Đông Long, Khả Lý Thượng, Núi Hiếu, Mật Ninh, Quang Biểu, Tam Tầng, Thần Chúc, Tiên Lát Hạ, Tiên Lát Thượng, Thổ Hà, Trung Đồng, Vân Cốc (huyện Việt Yên) của tỉnh Bắc Giang, Dân ca quan họ Bắc Ninh cũng được thực hành. Đây là những làng nằm trong vùng lan tỏa của di sản này.
Đặc thù của quan họ
Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam ImageView
Dân ca quan họ Bắc Ninh là hát đối đáp nam nữ. Hiện nay vẫn chưa có câu trả lời cuối cùng về thời điểm ra đời của Dân ca quan họ trong lịch sử. Đối chiếu lời của các bài quan họ trong sự phát triển của Tiếng Việt, có thể nghĩ rằng Dân ca quan họ phát triển đến đỉnh cao vào giữa thế kỉ XVIII, Chủ nhân của quan họ là những người nông dân Việt (Kinh), chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước.
Mỗi làng quan họ đều có lễ hội riêng. Quan họ tồn tại song hành cùng lễ hội làng, nơi mà người dân thờ thành hoàng, nữ thần, một đôi trường hợp là tín ngưỡng phồn thực.
Trong số các lễ hội làng quan họ, hội Lim (thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) mở vào 13 tháng giêng âm lịch, là hội lớn nhất.

Bảo tồn phát triển quan họ

Từ năm 1954, chính quyền địa phương rất quan tâm đến bảo tồn và phát huy giá trị của di sản quan họ. Năm 1962, tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức Hội nghị Quan họ lần 1/1962. Từ năm 1963 đến 1966, tỉnh Hà Bắc (gồm hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang), đã tổ chức 06 hội thảo về quan họ. Năm 1969, Đoàn Dân ca Quan họ Bắc Ninh được thành lập để bảo tồn, phát triển và trình diễn dân ca quan họ. Tỉnh Hà Bắc thành lập trung tâm văn hóa quan họ để sưu tầm nghiên cứu nhằm bảo vệ quan họ. Tỉnh Bắc Ninh trong quyết định số 1357/QĐ-CT ngày 19-11-2003 đã quy hoạch khu đồi Lim (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) thành khu trung tâm lễ hội dân gian, để trình diễn quan họ. Năm 2004, Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Bắc Ninh thực hiện dự án bảo tồn làng quan họ Viêm Xá. Hằng năm, hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang tổ chức hội thi hát đối đáp quan họ vào mùa xuân để phát hiện những giọng ca mới.

Quan họ được UNESCO công nhận là di sản nhân loại

Vào lúc 19.55 (giờ Việt Nam, tức 16.55 giờ Abu Dhabi), Quan họ đã được Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể long trọng công bố là Di sản phi vật thể đại diện của Nhân loại.
TS Lê Thị Minh Lý – Cục phó Cục di sản văn hóa, TS Nguyễn Chí Bền – Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật, ông Phạm Sanh Châu – Tổng thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam “dồn dập” thông báo “tin nóng” từ Abu Dhabi, thủ đô của Tiểu vương quốc A rập thống nhất, nơi đang diễn ra kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28/9 – 2/10/2009).



Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Clock110Thu May 05, 2011 8:08 am

Abyssal_Blue_Ocean
Nhân viên quét dọn forum

WebMasters

Abyssal_Blue_Ocean

WebMasters

Nam
Tâm trạng : Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Busy
Thú cưng : Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Thgrou11
Tổng số bài gửi 597
Coins 52915
Cám ơn : 126
Ngày tham gia : 02/03/2010
Tuổi : 32
Đến từ Notthingness
Nghề nghiệp/Sở thích 0918090-09CSH
Status : Nhân viên quét dọn forum

Bài gửiTiêu đề: Re: Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam

 
9. Ca trù (Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp - 1/10/2009)
Ca trù là một trong những loại hình âm nhạc truyền thống của Việt Nam. Xuất hiện vào đầu thế kỷ XVI, trải qua những biến cố thăng trầm lịch sử, có lúc tưởng chừng như không thể tồn tại được, nhưng với những đặc trưng về loại hình nghệ thuật độc đáo, sự phối hợp tuyệt vời giữa ca từ và giọng hát hoà cùng các nhạc khí: phách, đàn đáy, trống chầu… cho tới ngày nay, ca trù đã khẳng định được vị trí quan trọng không chỉ của Việt Nam mà của cả nhân loại. Đây là môn nghệ thuật dân gian đang được Việt Nam đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.
Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Catru1

Tên gọi và nguồn gốc
Ca trù còn có rất nhiều tên gọi.Tuỳ từng địa phương, từng thời điểm mà hát ca trù còn gọi là hát ả đào, hát cô đầu, hay hát nhà tơ…tuy nhiên dù có tồn tại ở dạng tên gọi nào thì sự tồn tại của ca trù luôn gắn liền với các đào nương “ không có đào nương bất thành ca trù, khi nói đến ca trù không thể không nói tới đào nương”. Để trở thành một đào nương cũng không phải là chuyện dễ, phải hội được nhiều tiêu chuẩn khắt khe như giọng hát, năng khiếu âm nhạc (thẩm âm, gõ phách), tri thức âm nhạc và văn thơ, lòng đam mê và kiên trì...sự tồn tại của ca trù được quyết định bởi chính các đào nương. Các đào nương chính là những người chuyền tải và thể hiện những cái hay, cái đẹp, cái độc đáo của ca trù, giúp ca trù tồn tại cho đến ngày nay.
Ca trù được tổ chức chặt chẽ thành phường, giáo phường, do trùm phường và quản giáp cai quản. Ca trù có qui chế về sự truyền nghề, cách học đàn học hát, có những phong tục trong sự nhìn nhận đào nương rành nghề, như lễ mở xiêm áo (thầy cho phép mặc áo đào nương để biểu diễn chánh thức lần đầu tiên trong đình làng gọi là Hát cửa đình), có nhũng qui chế về việc chọn đào nương đi hát thi (ngoài tài năng và sắc diện cần phải có đức hạnh tốt). Các cuộc Hát thi và phát giải được tổ chức rành rẽ, các lễ hội được cử hành rất nghiêm chỉnh.
Ca trù được bắt nguồn từ dân ca, dân nhạc cộng với một số trò diễn và múa dân gian. Ca trù lúc khởi thủy cũng như trong một thời gian khá dài là một bộ môn nghệ thuật tổng hợp, bao gồm nhạc, thơ, múa và trò diễn. Chính vì vậy độc đáo của ca trù chính là sự phối hợp đa dạng, tinh vi, nhuần chuyễn giữa thi ca và âm nhạc, đôi khi có cả múa.

Loại hình
Hầu hết các loại hình nhạc cổ Việt Nam đều có sự phối hợp giữa thơ và nhạc như: vè, đồng dao có thơ 3, 4 chữ, các bài hát ru, hò, lý, các làn điệu chèo thường là thơ lục bát, lục bát biến thể hay song thất lục bát. Không chỉ có vậy, ca trù là một loại nhạc thính phòng, như ca Huế miền Trung, ca Tài tử miền Nam. Nhưng trong các loại nhạc thính phòng này, bài ca có những nét nhạc cố định, nếu đặt lời mới cũng phải tuân theo nét nhạc đó, còn ca trù giai điệu không cố định mà tùy theo thanh giọng của lời thơ, vì vậy mà trong các bài Gửi thư, Hát ru, Bắc phản, Mưỡu… có những giai điệu khác nhau, cùng một thể hát nói nhưng có rất nhiều bài. Mỗi loại thơ đều có nét nhạc và tiết tấu đặc biệt tạo ra nhiều thể trong ca trù.
Đặc biệt trong ca trù thanh nhạc và khí nhạc đi song song với nhau và mỗi loại đều có nét đặc thù. Về thanh nhạc, ngoài hát tuồng có những kỹ thuật phong phú và độc đáo còn các bộ môn ca nhạc cổ truyền khác đều không có kỹ thuật thanh nhạc phức tạp, tinh vi như ca trù. Thể hiện rõ nhất là khi đào nương cất tiếng hát, kỹ thuật hát rất điêu luyện, không cần há to miệng, không đẩy mạnh hơi từ buồng phổi mà ém hơi trong cổ, ậm ự mà lời ca vẫn rõ ràng, tròn vành rõ chữ. Hát trong cửa đình không cần ngân nga. Hát chơi có cách đổ hột, đổ con kiến làm cho tiếng hát thêm duyên, có khi như tiếng nức nở, thở than quyện vào lòng người.
Nhạc cụ
Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Danday
Trong ca trù bên cạnh thanh nhạc thì khí nhạc cũng hết sức quan trọng và đặc biệt. Khí nhạc gồm: cỗ phách, đàn đáy, và trống chầu. Cỗ phách chỉ là một thanh tre hay một mảnh gỗ gọi là bàn phách và hai chiếc dùi gỗ là phách cái và phách con. Gõ hai dùi vào cỗ phách tạo nên tiếng trầm tiếng bổng, tiếng mạnh, tiếng nhẹ, tiếng thấp, tiếng cao, tiếng trong, tiếng đục, tiếng dương, tiếng âm...Người biểu diễn cũng hết sức nhịp nhàng, tay cầm phách cái, phách con, tay đưa lên cao, tay đưa xuống thấp uyển chuyển như múa.
Không thể không nói đến một loại nhạc cụ quan trọng, đó là đàn đáy được dùng trong ca trù. Thùng đàn hình chữ nhật hay hình thang, mặt đàn bằng cây ngô đồng, có mặt mà không có đáy, cần rất dài, gắn 10 hay 11 phím bằng tre rất cao, phím đầu ở ngay giữa bề dài của dây đàn. Đàn mắc 3 dây tơ, có cách nhấn khác thường, tiếng vê, tiếng vẩy, tiếng lia, lúc chân phương khi dìu dặt, dễ đi vào lòng người.
Góp thêm âm hưởng là trống chầu: trống chầu trong ca trù cũng khác với trống chầu trong Tuồng, Hát bội...cả ở kích thước lẫn cách đánh. Kích thước và hình thức của trống chầu rất gần với trống đế của chèo nhưng cách đánh và chức năng hoàn toàn khác. Dùi trống không gọi là “dùi” mà gọi là “roi chầu”. Roi chầu bằng gỗ, dài hơn dùi trống khách. Người gõ trống (quan viên) phải là người sành về ca trù phải là người am hiểu thấu đáo âm luật Ca trù mới có thể cầm roi được. Người đánh trống ít nhất phải biết 5 phép trống dục, 6 phép trống chầu và nhiều cách biến hóa khác nữa. Khi đã cùng hòa trong một canh hát thì tiếng trống sẽ trở thành nhạc cụ thứ ba sau phách và đàn nhằm tôn vinh tiếng hát với lời thơ. Tất cả trở thành một bản hòa tấu vô cùng phong phú của nhiều âm sắc, nhiều tính nǎng khác nhau và luôn có sự thay đổi, biến hóa không ngừng.
Ca trù được thế giới biết đến
Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam 8698ba802d
Ca trù đã được cơ quan, tổ chức quốc tế tôn vinh và xuất bản dưới dạng đĩa hát. Tổng thư ký Hội đồng quốc tế Âm nhạc thuộc Unesco Jack Bornoff, Giám đốc Viện quốc tế nghiên cứu Âm nhạc với phương pháp đối chiếu tại Tây Bá Linh (Đức), GS Alain Danielou đã tặng Bản danh dự cho NSND Quách Thị Hồ, người đã tham gia vào việc thực hiện đĩa hát Ca trù và Quan họ do Unesco phát hành. Đĩa hát nầy được Unesco gởi tặng trên 400 trường Đại học và Nhà Văn hoá của nhiều nước Âu, Á, Mỹ, Úc, Phi.
Năm 1994 tại Paris, đĩa Ca trù do Nhà Văn hoá Thế giới phát hành với sự tham gia của nhóm Ca trù Thái Hà được Laurent Aubert, nhà phê bình báo Thế giới Âm nhạc (Le Monde de la Musique) xếp hạng “Choc” (chấn động), hạng cao nhất.
Năm 1985, Ca trù là 1 trong 9 tiết mục được tuyển lựa vào Diễn đàn âm nhạc châu Á do Unesco tổ chức tại Bình Nhưỡng (CHDCND Triều Tiên).
Ngoài ra, ca trù còn được nhiều nhạc sĩ, nhạc học gia nước ngoài theo học, tìm hiểu, nghiên cứu: TS Barley Norton (Anh) Thạc sĩ Alienor Anisensel (Pháp) GS Stephen Addiss (Mỹ)... Ca trù được giới thiệu tại Đại học Sorbonne Paris, Đại học Hawaii at Manoa Honolulu (GS Trần Văn Khê thuyết giảng).
Nghệ thuật ca trù của Việt Nam đã bộc lộ được sự quyến rũ, thanh tao và độc đáo. Những đặc trưng riêng biệt của nó đã tạo nên sự độc nhất vô nhị không có ở bất kỳ loại hình nghệ thuật nào. Hơn nữa, ca trù còn có bề dầy lịch sử, chiều sâu nghệ thuật, được sự đón nhận nồng hậu của người trong nước và nước ngoài, sự tôn vinh và tài trợ của các tổ chức quốc tế, rất xứng đáng được Unesco công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại trong tương lai



Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Clock110Thu May 05, 2011 8:17 am

Abyssal_Blue_Ocean
Nhân viên quét dọn forum

WebMasters

Abyssal_Blue_Ocean

WebMasters

Nam
Tâm trạng : Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Busy
Thú cưng : Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Thgrou11
Tổng số bài gửi 597
Coins 52915
Cám ơn : 126
Ngày tham gia : 02/03/2010
Tuổi : 32
Đến từ Notthingness
Nghề nghiệp/Sở thích 0918090-09CSH
Status : Nhân viên quét dọn forum

Bài gửiTiêu đề: Re: Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam

 
10. Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội (Di sản văn hóa thế giới - 1/8/2010)
Trên thế giới, có nhiều kinh thành có lịch sử trên nghìn năm, nhưng thủ đô một nước hiện nay có bề dày lịch sử với vai trò trung tâm quyền lực gần 13 thế kỷ, trong đó có gần nghìn năm gần như liên tục là quốc đô thì rất hiếm. Tính liên tục và lâu dài của một trung tâm quyền lực cho đến ngày nay, đó là đặc điểm và giá trị lịch sử nổi bật của Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Vị trí khu di tích trong cấu trúc kinh thành Thăng Long và thành Hà Nội

Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long bao gồm khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và thành cổ Hà Nội. Khu di tích nằm giữa các phố Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Độc Lập, Bắc Sơn (trừ khu sẽ xây dựng Nhà Quốc hội), Hoàng Diệu, Điện Biên Phủ, Nguyễn Tri Phương, với diện tích 18.395 m2.
Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Images435837_26_bando1
Khu di tích nằm trong địa bàn trung tâm lịch sử và văn hoá của thủ đô Hà Nội. Trong khu vực này khảo cổ học đã phát hiện dấu tích cư trú sớm nhất của con người qua di tích văn hoá Phùng Nguyên tại lớp dưới của di tích đàn Xã Tắc (Đống Đa, Hà Nội) có niên đại khoảng giữa thiên niên kỷ II tr.Cn, trên một gò đất cao.

Trong thời đại đồ đồng và đồ sắt sớm, cùng với quá trình bồi tụ, cư dân sinh sống ngày càng đông, kinh tế phát triển, kết hợp với vị trí giao thông thuận lợi, vùng đất này sớm trở thành một trung tâm chính trị, văn hoá quan trọng.

Thành Vạn Xuân, kinh đô của nhà nước độc lập do Lý Nam Đế thành lập vào thế kỷ 6, rồi phủ thành Tống Bình, phủ thành An Nam thế kỷ 7 - 9 mà tiêu biểu là thành Đại La thế kỷ 9, đều nằm trong khu vực này. Thành Đại La không những là thành luỹ quy mô lớn mà còn là một đô thị phồn thịnh bậc nhất của đất nước thời bấy giờ.

Mùa thu, tháng 7 năm Giáp Tuất (1010), vua Lý Thái Tổ đã quyết định dời đô từ thành Hoa Lư (Ninh Bình) ra “thành Đại La” là “đô cũ của Cao Vương”[1] và đổi tên là thành Thăng Long. Từ đó cho đến cuối thế kỷ 18, thành Thăng Long liên tục giữ vai trò kinh đô của nước Đại Việt, tuy tên có thay đổi:
- Thành Thăng Long dưới triều Lý (1009 - 1226) từ năm 1010 cho đến đầu năm 1226, triều Trần (1226 - 1400) từ năm 1226 đến năm 1397.
- Năm 1397 đổi tên là Đông Đô vào những năm cuối triều Trần, rồi triều Hồ (1400 - 1407).
- Năm 1407 là thủ phủ của chính quyền đô hộ nhà Minh (1407 - 1427) với tên gọi là phủ thành Giao Chỉ, thường gọi là thành Đông Quan.
- Năm 1430 đổi tên là thành Đông Kinh, dưới triều Lê sơ (1428 - 1527) rồi triều Mạc (1527 - 1592), triều Lê Trung hưng (1593 - 1788). Trong thời gian này, tên Thăng Long vẫn được sử dụng và thế kỷ 17 - 18 còn có tên mang tính dân dã là Kẻ Chợ (trong tài liệu phương Tây thường phiên âm là Ca Cho).
Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Images435838_26_2
Về mặt cấu trúc, kinh thành Thăng Long đã gồm ba vòng thành: vòng thành bảo vệ ngoài cùng gọi là thành Đại La hay La thành, vòng thành giữa thời Lý, Trần mang tên Long thành, Phượng thành hay Long Phượng thành và từ thế kỷ 15 thường gọi là Hoàng thành; vòng thành trong cùng thời Lý thường gọi là "vùng cấm" (Cấm trung, theo Đại Việt sử lược) hay Cấm thành (theo Đại Việt sử ký toàn thư), thời Trần là Cấm thành, thời Lê là Cấm thành hay Cung thành.

Qua các thời kỳ lịch sử, La thành và Hoàng thành có nhiều thay đổi, nhất là lần mở rộng Hoàng thành về phía Tây Nam năm 1490, lần xây dựng và mở rộng Hoàng thành năm 1516, lần đắp thêm ba lớp lũy phía ngoài La thành, mở rộng lên phía Bắc bao gồm cả Hồ Tây năm 1588, lần thu hẹp La thành và Hoàng thành năm 1749, nhưng phần trung tâm phía Đông của Hoàng thành thì hầu như không thay đổi mấy. Đó là khu vực nằm khoảng giữa phố Thuốc Bắc về phía Đông, phố Phan Đình Phùng về phía Bắc, phố Nguyễn Thái Học về phía Nam và phố Sơn Tây về phía Tây.

Cấm thành nằm trong khu trung tâm phía Đông của Hoàng thành, về vị trí cũng như quy mô từ thế kỷ 11 đến cuối thế kỷ 13 cũng gần như không thay đổi. Đây là nơi làm việc của triều đình và các cơ quan quyền lực trung ương, nơi thiết triều, tiếp sứ thần các nước, nơi diễn ra các nghi lễ trọng thể của quốc gia và cũng là nơi ở, nghỉ ngơi của nhà vua và hoàng gia, cung nữ.
Các cung điện, lầu gác và cả quy hoạch bên trong Cấm thành có thay đổi qua các vương triều, có những lần bị tàn phá vì chiến tranh xâm lược hay những cuộc xung đột cung đình, quy mô cũng có thay đổi ít nhiều theo xu hướng mở rộng thêm.
Sử biên niên như Đại Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư... còn ghi chép những năm xây dựng, tu sửa các cung điện, lầu gác trong Cấm thành và những năm bị tàn phá rồi phải xây dựng, kiến tạo lại.
Ngoài tư liệu chữ viết, còn có một số bản đồ cổ mà sớm nhất Bản đồ thành Đông Kinh trong tập Bản đồ Hồng Đức được vẽ năm 1490 mà hơn 10 truyền bản còn bảo tồn đến nay phần lớn mang niên đại thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. Theo tư liệu bản đồ này, Cấm thành có tường thành bảo vệ và gần như hình vuông. Chính giữa Cấm thành là điện Kính Thiên, phía Bắc bên phải là điện Chí Kính, bên trái là điện Vạn Thọ (nhìn theo hướng Bắc - Nam); phía Nam có Thị Triều rồi đến Đoan Môn, Đông Trường An, Tây Trường An. Trên bản đồ chỉ vẽ cửa Nam tức Đoan Môn có ba lớp cửa và cửa Tây mở về phía Tây Bắc. Phía Đông Cấm thành có Đông Cung và Thái Miếu. Tất nhiên đấy chỉ là một số kiến trúc cung đình tiêu biểu thời Lê.
Căn cứ vào bản đồ Hồng Đức và các sử liệu chữ viết, kể cả văn bia, địa chí, thơ văn, có thể xác định một cách tương đối phạm vi của Cấm thành như sau:
- Trung tâm của Cấm thành là điện Càn Nguyên/ Thiên An/ Kính Thiên. Đây là kiến trúc quan trọng bậc nhất của vương triều, nơi thiết triều của nhà vua và cử hành các nghi lễ quốc gia tiêu biểu, ở vào vị trí trung tâm của Cấm thành và xây dựng trên núi Nùng mang ý nghĩa phong thuỷ linh thiêng. Vì vậy điện Càn Nguyên, Thiên An và Kính Thiên đều xây dựng trên một địa điểm là Núi Nùng.
Nền điện Kính Thiên hiện nay do nhà Lê xây dựng năm 1428 và bậc thềm 9 bậc với lan can đá chạm rồng dựng năm 1467. Kiến trúc đã bị phá huỷ năm 1886 nhưng nền điện với bậc thềm đá vẫn còn được bảo tồn đến nay. Đấy là tâm điểm của Cấm thành.
Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Images435858_26_3
Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Images435861_26_4
- Đoan Môn là cửa phía Nam của Cấm thành. Tư liệu lịch sử cho biết Đoan Môn từ thời Lý, qua thời Trần đến thời Lê, vị trí không thay đổi. Di tích Đoan Môn hiện còn, qua kết quả thăm dò khảo cổ học xác nhận kiến trúc này được xây dựng thời Lê sơ (thế kỷ 15) trên nền Đoan Môn thời Lý, Trần qua dấu tích và di vật phát hiện. Đấy là cửa trong cùng về phía Nam Cấm thành.
Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Images435862_26_5
Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Images435863_26_7
- Theo Lời tiểu dẫn của bài thơ Vịnh Cột Cờ trong Long Biên bách nhị vịnh của Bùi Quang Cơ thì Cột Cờ tức Kỳ đài do nhà Nguyễn xây dựng năm 1805 trên nền cửa Tam Môn là cửa phía ngoài cùng của Đoan Môn.
- Chùa Diên Hựu tức Một Cột hiện còn đã qua nhiều lần trùng tu và xây dựng lại, trong văn bia tháp Sùng Thiện Diên Linh do Nguyễn Công Bật soạn và khắc năm 1121 thời Lý, có đoạn chép: “hướng về vườn nổi tiếng ở Tây Cấm dựng chùa Diên Hựu” (hướng Tây Cấm chi danh viên xưởng Diên Hựu chi danh tự). Nếu hiểu “Tây Cấm” là phía Tây của “Cấm thành” hay “Cấm trung” thì chùa Một Cột ở vị trí phía Tây Cấm thành hay nói cách khác, giới hạn phía Tây của Cấm thành ở về phía Đông chùa Một Cột hiện nay
Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Images435864_26_8
Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Images435865_26_92
Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Images435866_26_11
- Khán Sơn là ngọn núi nằm ở phía ngoài gần cổng Tây Bắc của Cấm thành. Điều đó được ghi nhận qua bản đồ Đông Kinh trong Bản đồ Hồng Đức. Nhưng sau khi xây thành Hà Nội thì Khán Sơn lại nằm bên trong thành Hà Nội ở góc Tây Bắc[2]. Khán Sơn nằm ở bên trong, vào góc Tây Bắc[3] của thành Hà Nội, tức khoảng gần góc Phan Đình Phùng - Hùng Vương hiện nay.
- Tam Sơn là ba gò đất gồm hai gò tự nhiên cách nhau chừng 2 trượng (66m) và một gò đắp thêm ở giữa, chu vi hơn 30 trượng (99m). Tam Sơn trước đây nằm ở phía Bắc Cấm thành. Sang đầu thế kỷ 19 khi xây thành Hà Nội, Tam Sơn bị san bằng nhưng các tài liệu địa chí cho biết vị trí ở bên trong thành Hà Nội, về phí Bắc, gần Cửa Bắc[4].
Qua hình dạng gần hình vuông, tâm điểm là nền điện Kính Thiên, phía Nam có Đoan Môn là cổng trong và Tam Môn ở vị trí Kỳ Đài (Cột Cờ) là cổng ngoài, tường phía Tây ở về phía Đông chùa Một Cột, phía Tây Bắc giáp góc Đông Nam Phan Đình Phùng - Hùng Vương và phía Bắc gần Tam Sơn ở bên trong Cửa Bắc (Chính Bắc Môn) trên phố Phan Đình Phùng. Từ những di tích hiện còn lấy làm vật chuẩn hay chỉ giới của Cấm thành, có thể xác định được vị trí, quy mô và phạm vi tương đối của Cấm thành. Tính toán trên bản đồ số của thành phố Hà Nội hiện nay, nếu tạm coi Cấm thành có hình vuông thì mỗi cạnh là gần 700m[5].
Trên cơ sở xác định Cấm thành như trên thì khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu ở về phía Tây của điện Kính Thiên khoảng 100m, hoàn toàn nằm trong phạm vi Cấm thành, chiếm một diện tích phía Tây của Cấm thành. Những di tích kiến trúc và di vật mà khảo cổ học phát hiện cũng chứng tỏ đây là khu di tích nằm trong Cấm thành qua nhiều thời kỳ lịch sử.
Từ năm 1788, vua Quang Trung lên ngôi Hoàng đế và đóng đô ở Phú Xuân (Huế). Thành Thăng Long là trị sở của Bắc Thành quản lĩnh 11 trấn phía Bắc (Bắc Bộ). Sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, sáng lập triều Nguyễn năm 1802, kinh đô của triều Nguyễn (1802 - 1945) là Phú Xuân - Huế.
Trong thời gian này, Thăng Long mất vai trò kinh đô của đất nước. Năm 1803 - 1805, vua Gia Long cho phá Cấm thành và một phần Hoàng thành Thăng Long, xây dựng một toà thành mới theo kiểu Vauban của Pháp. Toà thành mới vẫn lấy trục trung tâm của Cấm thành làm trục trung tâm theo hướng Bắc - Nam hơi chệch hướng về phía Tây Bắc một ít.
Năm 1831 vua Minh Mệnh chia cả nước làm 30 tỉnh, bỏ Bắc thành và lập tỉnh Hà Nội. Thành Thăng Long mang tên mới là thành Hà Nội, là trị sở của tỉnh Hà Nội. Nhà Nguyễn vẫn giữ điện Kính Thiên và các kiến trúc trên trục trung tâm của Cấm thành Thăng Long cho đến Đoan Môn, sửa sang và xây dựng thêm một số kiến trúc mới, làm Hành cung cho các vua Nguyễn mỗi khi tuần du ra Bắc hay tiếp sứ nước ngoài.

Năm 1894 -1897, chính quyền Pháp phá huỷ thành Hà Nội, chỉ còn giữ lại nền điện Kính Thiên, cổng Đoan Môn của thành Thăng Long và Cửa Bắc, Kỳ Đài của thành Hà Nội.
Như vậy khu thành cổ Hà Nội vừa là trục trung tâm của Cấm thành Thăng Long, vừa là trục trung tâm của thành Hà Nội thời Nguyễn, trong lòng đất còn lưu giữ nhiều di tích Cấm thành mà những thăm dò bước đầu của khảo cổ học đã xác nhận và trên mặt đất còn bảo tồn một số di tích của Cấm thành và thành Hà Nội.

Giá trị lịch sử của khu di tích
Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, kể cả di tích khảo cổ học phát hiện trong lòng đất và các di tích trên mặt đất, phản chiếu bề dày lịch sử gần như liên tục từ thủ phủ An Nam, thành Đại La thế kỷ 7 - 9 thuộc thời Đường, đến Cấm thành Thăng Long từ thời Lý qua Trần, Lê sơ, Mạc, Lê trung hưng cuối thế kỷ 18, rồi thành Thăng Long - Hà Nội thời Nguyễn thế kỷ 19, qua thời Pháp thuộc cho đến hiện nay.
Trong Chiếu dời đô, vua Lý Thái Tổ gọi thành Đại La là “đô cũ của Cao Vương”. Đó là phủ thành An Nam do Tiết độ sứ Cao Biền xây dựng năm 866 trên cơ sở các phủ thành trước. “Thành mang tên La Thành, chu vi 1980 trượng 5 thước (6,139km), cao 2 trượng 6 thước (8,06m), chân thành rộng 2 trượng 6 thước (8,06m), bốn mặt xây nữ tường cao 5 thước 5 tấc (1,70m), 55 địch lâu (lầu quan sát địch), 5 môn lâu (lầu cửa), 6 ủng môn (cửa ống), 3 cửa nước, 34 đường bộ, lại đắp đê chu vi 2125 trượng 8 thước (6,589km), cao 1 trượng 5 thước (4,65m), chân đê rộng 3 trượng (9,30), lại dựng hơn 5000 gian nhà” [6]. Đấy là quy mô một toà thành khá lớn, chu vi hơn 6km tức gấp 1,5 lần so với chu vi tường thành bên trong của thành Hà Nội (4 km).
Trên diện tích 19,000m2 khai quật, khảo cổ học đã phát hiện ở tầng văn hoá lớp sâu nhất dấu tích kiến trúc và di vật thành Đại La gồm di tích bó nền, móng trụ, cống thoát nước, 3 giếng nước cùng các loại gạch, ngói màu xám, trong đó có gạch “Giang Tây quân", đầu ngói ống với những trang trí đặc trưng thời Đường. Như vậy khu di tích hoàn toàn nằm bên trong thành Đại La. Trên lớp di tích thành Đại La là lớp di tích Lý, trong đó có giếng nước Đại La bên trên có hàng gạch màu đỏ thời Lý, chứng tỏ nhà Lý đã xây dựng thành Thăng Long tại thành Đại La và lúc đầu có sự dụng một số kiến trúc của Đại La.
Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Images435872_26_13
Giai đoạn Đinh (968 - 979) - tiền Lê (980 - 1009) cũng để lại dấu tích với những đồ gốm thế kỷ 10 và loại gạch “Đại Việt quốc quân thành chuyên” tại kinh đô Hoa Lư của hai vương triều này.
Từ khi định đô Thăng Long năm 1010, vương triều Lý để lại những dấu tích kiến trúc dày đặc nhất trên toàn bộ diện tích khu di tích khảo cổ học. Đó là những di tích kiến trúc khá lớn 3 gian, 9 gian, 13 gian với những vì kèo 3, 6, 7 hàng cột có thể xác định qua các trụ móng cột kê chân đá tảng. Khảo cổ học còn tìm thấy nhiều kiến trúc lục giác với 6 trụ móng hình tròn xung quanh và 1 trụ móng hình vuông ở giữa và 1 kiến trúc bát giác quy mô lớn. Trong tầng văn hoá Lý còn tìm thấy hệ thống thoát nước, giếng nước và nhiều vật liệu kiến trúc đặc trưng thời Lý.
Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Images435875_26_16
Dấu tích kiến trúc Trần vừa có phần kế thừa, sử dụng lại một số công trình thời Lý, vừa xây dựng nhiều công trình mới, tạo nên diện mạo mới của thời Trần. Kiến trúc Trần cũng đắp nền, xây móng trụ, bó nền nhưng đường viền bó vỉa theo kiểu xếp gạch hình hoa chanh rất đặc trưng thời Trần.
Giếng nước thời Trần xây bằng gạch màu đỏ theo kiểu xếp chéo xương cá. Vật liệu xây dựng như gạch, ngói, tượng đất nung với những hoa văn trang trí hình rồng, phượng, phần hoa cánh sen, hoa cúc như thời Lý nhưng phong cách có phóng khoáng hơn.
Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Images435876_26_17Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Images435877_26_18
Di tích kiến trúc thời Lê sơ cũng tìm thấy phổ biến trong khu di tích khảo cổ học, có phần chồng lên thời Lý, Trần, có phần phá huỷ một số kiến trúc thời trước. Nhiều ao hồ và ngự hà được khơi đào. Hình như quy hoạch Cấm thành trải qua một số thay đổi quan trọng. Nhiều di tích kiến trúc, cống thoát nước, giếng nước đã được tìm thấy cùng với những loại gạch vồ, ngói mũi sen, ngói thanh lưu ly (màu xanh), hoàng lưu ly (màu vàng)... của thời Lê sơ phân bổ trên hầu như khắp diện tích khu di tích.
Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Images435879_26_19
Những di tích thời Mạc và Lê trung hưng có phần mờ nhạt hơn và bị phá huỷ nhiều vì những biến động chính trị thế kỷ 18 và sự phá huỷ Cấm thành để xây dựng thành Vauban đầu thế kỷ 19. Tuy nhiên, thời kỳ này vẫn để lại một số di tích kiến trúc và di vật.

Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu gồm thời tiền Thăng Long từ thế 7 - 9 và thời Thăng Long với vai trò kinh đô của nước Đại Việt từ thế kỷ 11 đến cuối thế kỷ 18.

Sang thế kỷ 19, trong khu thành cổ Hà Nội, di tích trong lòng đất chỉ mới thăm dò bước đầu qua mấy hố khai quật nhỏ ở Đoan Môn, Hậu Lâu và Cửa Bắc, nhưng những di tích trên mặt đất lại tiếp nối lịch sử của trung tâm Thăng Long-Hà Nội cho đến nay. Đó là di tích nền điện Kính Thiên, Đoan Môn của Cấm thành Thăng Long thời Lê sơ; Kỳ Đài, Cửa Bắc của thành Hà Nội, Hành cung với tường bao quanh hình chữ nhật mở 8 cửa của nhà Nguyễn đầu thế kỷ 19.

Trong thời Pháp thuộc, Hà Nội là thủ phủ của Đông Dương thuộc Pháp và thành cổ Hà Nội là khu vực quân sự của Pháp. Trong khu vực này, người Pháp đã xây dựng một số kiến trúc mới trong đó có toà nhà xây trên nền điện Kính Thiên làm Sở chỉ huy pháo binh. Từ năm 1954 đến năm 2004, khu vực thành cổ Hà Nội là Tổng hành dinh của quân đội nhân dân Việt Nam.

Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long bao gồm cả bộ phận di tích khảo cổ học phát lộ trong lòng đất và bộ phận di tích trên mặt đất trong thành cổ Hà Nội, trải dài lịch sử 13 thế kỷ của cơ quan quyền lực, trong đó có gần 10 thế kỷ của Cấm thành Thăng Long và trục trung tâm của thành Hà Nội.
Giá trị lịch sử nổi bật của Khu di tích là bề dày lịch sử của một trung tâm chính trị, trung tâm quyền lực mà cho đến nay vẫn giữ vai trò trung tâm của nước Việt Nam hiện đại, vẫn nằm trong Trung tâm chính trị Ba Đình của thủ đô Hà Nội.
Trên thế giới, có nhiều kinh thành có lịch sử trên nghìn năm, nhưng thủ đô một nước hiện nay có bề dày lịch sử với vai trò trung tâm quyền lực gần 13 thế kỷ, trong đó có gần nghìn năm gần như liên tục là quốc đô thì rất hiếm. Tính liên tục và lâu dài của một trung tâm quyền lực cho đến ngày nay, đó là đặc điểm và giá trị lịch sử nổi bật của Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long.

Trung tâm hội tụ và kết tinh các giá trị văn hoá dân tộc
Trong thời kỳ giữ vai trò kinh thành, Khu di tích trung tâm của Hoàng thành Thăng Long mà thực chất là một bộ phận của Cấm thành, là trung tâm quyền lực, trung tâm chính trị và văn hoá của quốc gia.
Các kiến trúc ở đây là những cung điện, lầu gác quy mô lớn và được xây dựng bằng những vật liêu cao cấp nhất với bàn tay lao động của những người thợ lành nghề của đất kinh kỳ và tuyển mộ từ khắp mọi miền của đất nước. Các di tích kiến trúc đã chồng xếp, đan xen lên nhau qua các thời kỳ từ vương triều Lý, qua Trần đến Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng.
Dân phu nhiều châu huyện và quân đội được điều về tham gia xây dựng. Thời Lý, Trần có những viên gạch ghi chữ “Vĩnh Ninh trường” là một trung tâm sản xuất gạch, ngói nổi tiếng thời Trần, có viên gạch ghi niên đại sản xuất như “Lý gia đệ tam đế Long Thuỵ Thái Bình tứ niên tạo” (năm 1057), có viên gạch ghi đơn vị hành chính đương thời như “Đại Thông độ” (Bến Đại Thông, vùng Gia Lâm, Hà Nội), “Thu Vật huyện, Thu Vật hương” (vùng Yên Bái)... Sang thời Lê sơ, tìm thấy nhiều viên gạch ghi tên các phiên hiệu quân đội đương thời như “Tráng Phong quân”, “Vũ Kỵ quân”, “Trung Nghĩa quân”, “Huyền Qua quân”, “Thần Hổ quân”...
Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Images435901_26_24
Vật liệu xây dựng gồm các loại gạch ngói, tượng đất nung trang trí trên nóc mái và diềm mái nhà hình rồng, phượng, uyên ương, lá đề... đạt độ tinh xảo với những mô típ trang trí đặc trưng của từng thời kỳ lịch sử. Dấu vết mặt bằng kiến trúc cùng các loại vật liệu xây dựng và trang trí cho phép hình dung những cung điện to lớn, thiết kế công phu, biểu thị nghệ thuật kiến trúc và tạo hình trình độ cao.
Trong số di vật có những đồ gốm sứ cao cấp với nhiều dòng men phong phú, nghệ thuật tạo dáng và trang trí tinh xảo. Đặc biệt khảo cổ học tìm thấy một số đồ dùng cung đình với những chữ “quan”, tên cung điện như “Trường Lạc cung” và nhất là đồ “ngự dụng” với hình rồng năm móng tượng trưng cho quyền uy của Hoàng đế. Khảo cổ học cũng tìm thấy khuôn đúc, đồ phế phẩm chứng tỏ có sự tồn tại những lò gốm cao cấp tại kinh thành Thăng Long.
Phân tích và so sánh, đối chiếu một số đồ gốm sứ tìm thấy ở khu di tích với những đồ gốm sứ phát hiện ở một số nước Đông Nam Á, các nhà khảo cổ học đặt vấn đề có những lò gốm sứ cao cấp tại Thăng Long chuyên sản xuất cho cung đình và nhu cầu xuất khẩu vào thế kỷ 15 cùng thời với gốm sứ Chu Đậu (Hải Dương) nổi tiếng.
Suốt chặng đường dài lịch sử, đặc biệt hơn 7 thế kỷ rưỡi từ đầu thế kỷ 11 đến cuối thế kỷ 18, với vai trò trung tâm của Hoàng thành Thăng Long, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của quốc gia, Khu di tích là nơi tập hợp nhiều sản phẩm cao cấp nhất của nền kinh tế, nơi hội tụ và kết tinh những giá trị của văn hoá dân tộc[img][/img]



Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Clock110Thu May 05, 2011 8:49 pm

Kas

Genus

Kas

Genus

Tổng số bài gửi 27
Coins 51561
Cám ơn : 1
Ngày tham gia : 31/03/2010

Bài gửiTiêu đề: Re: Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam

 
nhìn sơ lược thì thấy chắc là hay lắm, nhưng mà đọc xong một phần đầu thôi thấy đuối quá ABO ơi, thêm bài xây lăng Bác nữa...hichic... cậu đọc hết chưa?



Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Clock110Thu May 05, 2011 10:30 pm

Abyssal_Blue_Ocean
Nhân viên quét dọn forum

WebMasters

Abyssal_Blue_Ocean

WebMasters

Nam
Tâm trạng : Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Busy
Thú cưng : Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Thgrou11
Tổng số bài gửi 597
Coins 52915
Cám ơn : 126
Ngày tham gia : 02/03/2010
Tuổi : 32
Đến từ Notthingness
Nghề nghiệp/Sở thích 0918090-09CSH
Status : Nhân viên quét dọn forum

Bài gửiTiêu đề: Re: Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam

 
Phải đọc hết, kiểm định rồi mới post lên được chứ =.=



Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam Clock110



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam

 


 

Các di sản văn hóa thể giới của Việt Nam

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục

-
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
09CS - University Of Science :: -‘๑’-Học tập-‘๑’- :: -‘๑’-Tài liệu học tập - Văn bản-‘๑’--
Free forum | Khoa học | Khác | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất