09CS - University Of Science
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.




 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 Tâm niệm

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 

Similar topics

+
Tâm niệm Clock110Tue Apr 13, 2010 8:01 pm

tantrongtu
Gott mit uns

Order

tantrongtu

Order

Nam
Thú cưng : Tâm niệm Thdog211
Tổng số bài gửi 109
Coins 51975
Cám ơn : 24
Ngày tham gia : 06/03/2010
Tuổi : 33
Đến từ dalas
Nghề nghiệp/Sở thích Molecular biology
Status : Gott mit uns

Bài gửiTiêu đề: Tâm niệm

 
Bất luận bằng hình thức, thể loại nào, tác phẩm báo chí Hồ Chí Minh đều hàm chứa sức chiến đấu cao và ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong các bậc danh nhân kim cổ của loài người. Bác Hồ là người yêu nước, nhà cách mạng, nhà hoạt động quốc tế, vị lãnh đạo quốc gia, danh nhân văn hóa, nhà thơ, nhà báo... Hội tụ ở Bác Hồ tinh anh dân tộc Việt Nam và tinh hoa nhân loại. Bất kỳ ai, sống vào thời đại nào, phương trời nào vẫn có thể qua tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tìm được nhiều điều để noi theo.

Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh là nhà báo với nội hàm cao quý nhất của hai từ ấy. Bác là cây bút xuất sắc trên nhiều lĩnh vực không riêng tại Việt Nam mà ở những xã hội phát triển cao hơn, đa dạng hơn ta như Pháp, Anh, Nga, Trung Quốc... Bác Hồ nhuần nhị tiếng mẹ đẻ là điều đương nhiên mà Bác có thể sử dụng một số ngôn ngữ như Pháp, Anh, Nga, Trung Quốc...để làm báo, có trường hợp tới mức điêu luyện (như tiếng Pháp), khiến nhiều nhà văn hóa nước ấy đọc văn Nguyễn Ái Quốc cũng không khỏi ngạc nhiên. Dùng tiếng mẹ đẻ, tùy theo mục đích, yêu cầu, đối tượng, thời điểm, Hồ Chí Minh có thể tạo nên thiên cổ hùng văn như “Tuyên ngôn Độc lập”; hừng hực lòng người như “Hịch tướng sĩ” trong “Thư gửi các cụ phụ lão” trước Cách mạng Tháng Tám 1945, “Lời kêu gọi kháng chiến năm 1946” hoặc Thơ chúc Tết thời chống Mỹ; hùng biện, trang nghiêm, chiến đấu qua Tham luận quốc tế; chặt chẽ không khác quan tòa buộc tội tại “Bản án chế độ thực dân Pháp”; giản phác mà cao sâu trong Sửa đổi lối làm việc... Nhà báo Hồ Chí Minh, bên cạnh các tác phẩm lớn, cũng là tác giả của vô vàn tin, bài chỉ vài ba trăm từ, nhưng nội dung súc tích, tầm tư tưởng cao mà dễ đọc, dễ nhớ, dễ làm, dành cho đồng bào dân tộc thiểu số, cho nông dân ít được học. Viết tiếng Pháp, nhằm vào đối tượng độc giả là chính khách, trí thức, người học vấn khá, Bác suy nghĩ, diễn tả y như người Pháp đích thực với giọng văn hoa pha chút hài hước đặc trưng của họ. Tựu trung, cho dù viết báo nhằm đối tượng nào, qua ngôn ngữ gì, đấu tranh trong hoàn cảnh bí mật hay gánh vác trọng trách đất nước, thì ngòi bút Hồ Chí Minh tuyệt nhiên không viết vì tiền tài, vì danh lợi, vì quyền lực, tuyệt nhiên không làm báo nhằm “lưu danh thiên cổ”- chữ Bác dùng tại Đại hội Hội nhà báo năm 1962, mà chăm chăm đạt cho bằng được mục tiêu cao quý - Bác gọi là “ham muốn, ham muốn tột bậc của mình”- giành độc lập cho đất nước, mang tự do, hạnh phúc đến nhân dân. Bác vẫn ước ao, khi sự nghiệp lớn hoàn thành, được lui về một mái nhà tranh nơi phong cảnh đẹp, sáng xuống suối câu cá, chiều lên đồi chơi với trẻ, đọc sách, trồng cây...

Bất luận bằng hình thức, thể loại nào, tác phẩm báo chí Hồ Chí Minh đều hàm chứa sức chiến đấu cao và ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Chủ nghĩa nhân văn trong tác phẩm báo chí Hồ Chí Minh thể hiện ở mục tiêu vì độc lập, tự do của đất nước, hạnh phúc của nhân dân, công bằng, dân chủ cho xã hội, vì lợi và quyền của con người... Với đối phương, ngòi bút Hồ Chí Minh sắc bén, lập trường kiên định, quan điểm dứt khoát, song ngay với kẻ thù nguy hiểm nhất, ý tứ lời lẽ của Bác trong bài viết vẫn không mang tính “tuyệt lộ”, cạn tàu ráo máng, mà luôn để ngỏ cho đối phương có lối tháo lui, khiến kẻ thù phân hóa, những người lầm lạc được cảm hóa có cơ may tỉnh ngộ quay về... Trong nội bộ nhân dân, Bác Hồ khuyến khích báo chí phát hiện mâu thuẫn, sắc sảo đấu tranh song đấu tranh không là đập phá mà nhằm tăng cường đoàn kết, kiến tạo. Kêu gọi các nhà báo thực hiện phê bình và tự phê bình, Bác nhấn mạnh phê bình để đoàn kết, phê bình phải mang tính xây dựng. Bác khuyên nhà báo, trước khi đưa bài, tin cho đăng tải, cần cân nhắc: công bố cái này có lợi cho đất nước hay không?
Trước khi hạ bút viết lời phê bình, nên đắn đo: liệu những điều viết ra đây có gây đau khổ không đáng có cho ai? Theo tôi hiểu, đó là tính nhân văn sâu đậm của Hồ Chí Minh. Đó là sự cụ thể hóa trách nhiệm xã hội và ý thức công dân của người làm báo.
Nhớ lại cuộc Hội thảo quốc tế do Việt Nam đăng cai năm 1999, chúng ta đã đề xuất phương hướng “Xây dựng một nền báo chí tự do và có trách nhiệm” được các đồng nghiệp ASEAN nhiệt liệt tán đồng, thể hiện luôn tại Tuyên bố Hà Nội. Hai năm sau, Đại hội đồng Báo chí Đông Nam Á họp tại Việt Nam, qua Chương trình Hành động của mình, lại long trọng tái khẳng định quyết tâm trên. Chứng tỏ đó là một nhu cầu chung của báo chí hiện đại. Tôi nhất trí và đánh giá cao mục đích cuộc hội thảo “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của chúng ta hôm nay hướng vào chủ điểm là nâng cao trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân, bởi tấm gương đạo đức của Bác Hồ có thể ví với biển cả mênh mông, học mặt nào cũng được, học bao nhiêu vẫn không cùng.

Suy nghĩ về tấm gương đạo đức báo chí Hồ Chí Minh, tôi tâm niệm: Báo chí Việt Nam ta từ trước tới nay là người bạn đồng hành với cách mạng, người phục vụ, hỗ trợ đắc lực nhân dân trong chiến đấu cũng như trong xây dựng hòa bình. Báo chí được dân yêu, dân trọng, dân tin, người dân tìm đến báo chí để bày tỏ ý chí, bộc bạch tâm tư, ai có việc ưu phiền tìm đến nhà báo, trông cậy nhà báo hỗ trợ mình... Thành công tuyệt vời ấy có một cội nguồn là các nhà báo luôn đề cao trách nhiệm của ngòi bút. Học tập tấm gương đạo đức của Bác Hồ, chúng ta cùng nhau vun đắp vốn quý vô giá ấy. Chúng ta phấn đấu chớ để xảy ra bất cứ ai, trừ kẻ bất lương, trong bất kỳ trường hợp nào có cái cớ mà thốt lên: “Sợ nhà báo lắm”


Theo VOV


 

Tâm niệm

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục

-
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
09CS - University Of Science :: -‘๑’-Học tập-‘๑’- :: -‘๑’-Học tập và làm theo lời Bác-‘๑’--
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất